Trường tiểu học Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội đã xuống cấp, việc cải tạo, xây mới lại ngôi trường này là nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, UBND quận Đống Đa lại đưa ra phương án làm “rắc rối” thêm việc GPMB và tốn kém thêm hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách ?
Tháng 5-1971, Ủy ban hành chính (nay là UBND TP Hà Nội) cấp cho Ủy ban hành chính khu phố Đống Đa (nay là UBND quận Đống Đa) một lô đất rộng hơn 4.700m2 tại ngã tư Phạm Ngọc Thạch-Đào Duy Anh để xây dựng trường học. Do kinh phí có hạn, trường Tiểu học Phương Liên chỉ xây dựng được một số phòng và đã xuống cấp nghiêm trọng như hiện nay, phần đất còn lại, năm 1998 UBND TP cho Cty TNHH sản xuất, XNK dịch vụ và đầu tư Việt Thái thuê.
Sau khi thuê đất, Cty Việt Thái để hoang hóa, nên năm 2002 UBND TP Hà Nội có công văn thu hồi 1.900m2 diện tích đất này. Nhu cầu cấp thiết khiến phụ huynh học sinh kiến nghị TP và quận cho xây dựng trường trên diện tích đã được cấp vì khoảnh đất này hội tụ đủ các điều kiện xây dựng một ngôi trường mới khang trang, chỉ cần xây thêm 2 cầu vượt tại ngã tư là đảm bảo ATGT cho học sinh.
Mặt khác, hiện nay tại khu hồ Ba Mẫu còn có khu đất đủ để xây dựng trường học nhưng đang bị người dân lấn chiếm. Nếu thu hồi để xây dựng trường sẽ thuận lợi và công tác GPMB không quá phức tạp, kinh phí đền bù ít tốn kém. Như vậy, điều kiện tiên quyết để thực hiện dự án xây dựng trường mới giải quyết nhu cầu bức thiết của người dân hoàn toàn khả thi và nằm trong tầm tay của UBND quận Đống Đa.
Những điều rắc rối đã nảy sinh vào thời điểm ngày 13-5-2011, UBND quận Đống Đa gửi Thông báo số 24/TB-UBND cho UBND phường Phương Liên về việc thực hiện dự án xây dựng trường Tiểu học Phương Liên. Theo đó, sẽ thu hồi 4.000m2 đất mặt tiền đường Xã Đàn ở các tổ 27A, 29 và 47 để xây trường.
Tính ra, theo phương án này, để phục vụ công tác đền bù, GPMB xây dựng trường Tiểu học Phương Liên, ngân sách của TP dự kiến sẽ phải chi tới không dưới 400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 60 hộ dân có đất thổ cư nằm trong dự án đã sinh sống nhiều đời nay, xây dựng nhà cao tầng và một phần diện tích của chùa Trung Tự lại phải di dời.
Một cán bộ hưu trí sống lâu năm tại đây băn khoăn: Tại sao UBND quận Đống Đa không triển khai dự án trên diện tích đất sẵn có mà thích “vẽ” thêm việc để làm, tốn kém tiền của Nhà nước. Chưa cần bàn đến việc nhân dân (người có đất bị thu hồi- PV) có đồng thuận hay không thì việc GPMB tại vị trí mới này sẽ nan giải và TP sẽ lãng phí hàng trăm tỷ đồng vào phương án khó khả thi của quận Đống Đa.
Mặt khác, lý do mà ông giám đốc BQLDA quận giải thích nguyên nhân chính chọn vị trí này là để đảm bảo an toàn giao thông cũng rất bất cập vì ngôi trường sẽ nằm ngay mặt tiền của tuyến đường có lưu lượng phương tiện đi lại vào loại cao nhất TP, học sinh muốn đi học phải băng qua đường, muốn giải tỏa thì Nhà nước lại phải đầu tư hàng chục tỷ đồng làm cầu vượt, mà vị trí nằm…ngay giữa đường!. Đó là chưa kể tới việc xây dựng một trường tiểu học chỉ chi phí hết 20-30 tỷ đồng mà tiền GPMB lại tới gấp hàng chục lần cũng là một điều bất hợp lý.
Bên cạnh đó, trong khi quyết định thu hồi đất chưa được UBND TP ban hành, dự án chưa đủ cơ sở pháp lý để triển khai thì UBND phường Phương Liên, Ban GPMB quận đã có những động thái đưa người dân vào sự đã rồi” như: Ra thông báo yêu cầu kê khai và “có mặt tại địa chỉ GPMB trong ngày 7-5-2012”, “di dời công trình ra khỏi mặt bằng thực hiện dự án trước ngày 30-8-2012”, thậm chí “sẽ cưỡng chế với các hộ dân không chấp hành trong tháng 9-2012”.
Trong lúc Nhà nước đang thực hiện chính sách tiết kiệm, chống lãng phí thì UBND quận Đống Đa đưa ra phương án thu hồi đất tại trục đường giao thông trọng điểm rồi tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước để đền bù GPMB, quả là một vấn đề cần được xem xét kỹ. Liệu rồi có xuất hiện thêm một ngôi trường “đắt cỡ hành tinh” ở đây hay không?.
Anh Thư |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.