Lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn vừa phát hiện và tạm giữ 1.200 bộ kit test nhanh Covid-19 do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ.
Tại thời điểm khám bên trong 03 thùng carton nêu trên có cất giấu 1.200 bộ kiểm tra nhanh kháng nguyên Covid-19 (bộ kit test nhanh Covid-19) loại ngoáy dịch mũi sản xuất ngoài Việt Nam (qua quan sát trên bao bì sản phẩm đều có in chữ nước ngoài).
Kết quả khám xét, ông Vũ Đức Tuấn có địa chỉ tại: Khối 7, phường Hoàng Văn Thụ, thành phố Lạng Sơn khai nhận là chủ sở hữu của số hàng hóa trên và cho Đoàn Kiểm tra biết số hàng hóa này không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp, không có giấy kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm của cơ quan y tế.
Giá trị số hàng hóa trên khoảng gần 50.000.000 đồng. Đội Quản lý thị trường số 6 đã tạm giữ toàn bộ số tang vật trên để tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong cùng diễn biến, Thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên vừa phối hợp với Đội Chống buôn lậu, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hưng Yên kiểm tra và tạm giữ 750 bộ kit test nhanh Covid-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Cụ thể, ngày 01/3, Đội Quản lý thị trường số 5, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hưng Yên phối hợp Đội Chống buôn lậu, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hưng Yên đã kiểm tra và tạm giữ 750 bộ Kit test nhanh Covid-19 của bà Nguyễn Thị Hường, sinh năm 1990, tại địa chỉ: Thôn Hoằng Nha, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
Làm việc với lực lượng chức năng, chủ hàng khai nhận do diễn biến tình hình dịch bệnh tại địa phương và nhu cầu mua kit test Covid-19 của người dân tăng cao nên đã đặt mua hàng hóa trên mạng xã hội về bán lại và không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp của hàng hóa.
Toàn bộ các sản phẩm được phát hiện này đều cùng một nhãn hiệu, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài, không có nhãn phụ bằng tiếng Việt, không thể hiện xuất xứ trên nhãn sản phẩm.
Hiện, lực lượng chức năng đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiến hành xác minh làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.