“Tan hoang” những cánh rừng bị khai thác trái phép
Tình trạng khai thác trái phép nguồn tài nguyên gỗ, cát, đất đồi, san lấp đất ruộng… rừng bị phá tan hoang như chốn không người, nhìn cảnh tượng này mới thấy tiếng kêu xé lòng từ rừng xanh.
Khai thác gỗ trái phép
Thời gian gần đây nhiều thông tin của người dân địa phương phản ánh, tình trạng khai thác gỗ trái phép tại lâm phần xã Ea Lai, xã Chư Prao, huyện M’Drắk đang diễn biến phức tạp.
Ngày 27/8, từ đường Hồ Chí Minh đi vào theo tỉnh lộ 693, xuất hiện một con đường người dân trồng cây Keo nối liền với tỉnh lộ 693 thuộc địa phận thôn 6 xã Cư Prao.
Phát hiện ra một cảnh tượng vô cùng đau xót, nhiều cây rừng bị hạ xuống xẻ hộp để vận chuyển ra ngoài tiêu thụ. Dấu cưa mới, mủ cây còn ứa ra, lẫn với lối đi là dấu bánh xe độ chế. Xa xa tiếng cưa lốc gầm lên, tiếng cây đổ vang vào không gian tĩnh lặng, cây đổ, gỗ hộp đã được cưa vuông vức nằm chờ để vận chuyển ra ngoài.
Nhiều cây gỗ có đường kính từ 50cm đến 120cm bị cưa hạ. Uớc lượng có khoảng hơn 100 cây bị triệt hạ.
Theo một số người dân nơi đây nếu chúng tôi đi chừng 3 km nữa lên phía gần đỉnh núi là sẽ gặp nhiều đối tượng đang tập trung trên đó. Đợt vào rừng cưa hạ gỗ lần này chỉ cách đây ít hôm.
Thông tin báo chí, ông Lê Ngọc Tam - Hạt trưởng hạt kiểm lâm M’Drắk, ông Tam cho biết: “Hiện trường này đích thân tôi và một anh Hạt phó đã biết từ đầu tháng 8, mọi việc về chuyên môn chúng tôi đã làm. Hiện như thế nào để tôi hỏi lại anh em đã, đây thuộc rừng của xã Ea Lai giáp ranh với xã Chư Prao diện tích này giao cho xã quản lý.
Tổng số cây bị cưa hạ là khoảng 20 gốc cây, với khoảng mười mấy khối, còn lại nằm tại hiện trường".
Ông Phạm Ngọc Thạch - Chủ tịch UBND huyện M’Drắk cho biết: “sẽ chỉ đạo cơ quan chức năng của huyện vào để xử lý vụ việc và sẽ có câu trả lời sớm nhất”.
Còn nhớ ngày 5/3/2019, Giám đốc Công an tỉnh là Đại tá Vũ Hồng Văn và ông Nguyễn Hoài Dương Giám đốc Sở NN&PTNT Đắk Lắk đã trực tiếp vào hiện trường gần chỗ này để triệt phá một vụ phá rừng lớn. Sau đó cơ quan chức năng đã khởi tố một số đối tượng trong vụ phá rừng vào tháng 3/2019.
Sau hơn 2 năm tình trạng phá rừng vẫn không giảm mà các đối tượng nơi đây còn manh động hơn. Thấy rừng già bị tàn phá tan hoang, địa điểm phá rừng chỉ có một con đường độc đạo. Nhưng không hiểu sao gỗ bị cưa hạ, xe chở gỗ lớn ra khỏi rừng không bị phát hiện? Câu trả lời này dành cho các cơ quan chức năng huyện M’Drắk và tỉnh Đắk Lắk.
Chấn chỉnh tình trạng khai thác đất đồi
Liên tục trong thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, nhiều đối tượng lợi dụng sự quản lý lỏng lẻo của chính quyền địa phương đã tự ý san hạ nhiều quả đồi lấy đất bán hoặc đào bới khoáng sản, san lấp hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp để xây dựng nhà xưởng sản xuất. Việc làm nêu trên đã diễn ra trên phạm vi rộng nhưng chưa được chấn chỉnh kịp thời khiến người dân bức xúc.
Theo phản ánh của người dân và tìm hiểu của phóng viên, tình trạng khai thác đất, khoáng sản và san lấp đất ruộng tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đến mức báo động.
Nhiều quả đồi bị đào bới nham nhở, nhiều thửa ruộng bị san lấp khiến người dân bức xúc; tình trạng lợi dụng san, hạ cốt nền để “rút ruột” tài nguyên trái phép đã diễn ra phổ biến. Hậu quả là nhiều nơi, những khoảnh rừng ngập mầu xanh cây cối đã bị mất trắng, trở thành những hố sâu “khổng lồ,” gây ô nhiễm môi trường, thất thu ngân sách.
Đã có nhiều văn bản đôn đốc các địa phương nhưng tình trạng khai thác đất, khoáng sản và san lấp đất ruộng vẫn diễn ra trong một thời gian dài nhưng chưa được chấn chỉnh kịp thời như tại TP Việt Trì, các huyện Tam Nông, Hạ Hòa, Đoan Hùng, Phù Ninh...
Thời gian qua, tại nhiều địa phương của huyện Hạ Hòa, tình trạng người dân tự ý san lấp đất ruộng để làm nhà xưởng sản xuất gỗ ép diễn ra tràn lan. Điển hình tại các xã như Ấm Hạ, Hà Lương, Gia Điền và dọc đường tỉnh 311 và đường 314 mọc lên nhiều nhà xưởng chế biến gỗ không biển bảng nằm trên đất nông nghiệp chưa được chính quyền địa phương cho phép.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại xã Ấm Hạ có khoảng năm, sáu điểm san lấp đất ruộng làm nhà xưởng và san hạ đất đồi xây dựng trạm trộn bê-tông không phép; tại xã Gia Điền, Hà Lương tình trạng người dân san lấp đất ruộng cũng diễn ra tràn lan. Mỗi xã có từ sáu đến bảy điểm người dân lấp ruộng làm nhà xưởng và xả đồi bán đất hoặc khai thác khoáng sản. Được biết, hầu hết các xưởng đều là mọc lên tự phát, chính quyền chưa cấp phép cho trường hợp nào.
Bí thư Huyện ủy Hạ Hòa Lưu Quang Huy chia sẻ, trước thực trạng nêu trên, Huyện ủy đã có nhiều văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý san gạt mặt bằng, hạ cốt nền.
Tuy nhiên, ở một số địa phương công tác quản lý đất đai chưa chặt chẽ, còn tình trạng buông lỏng quản lý dẫn đến tình trạng lấn chiếm đất công, chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa được cơ quan nhà nước cho phép; tự ý san hạ cốt nền khai thác khoáng sản trái phép.
Còn tại huyện Tam Nông thì tình trạng xả đồi lấy đất và khai thác khoáng sản đang trở thành điểm nóng. Điển hình tại một số xã như Thọ Văn, Hương Nộn, Dân Quyền, Vạn Xuân...
Tại các địa phương này, từ đầu năm đến nay đã có nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng việc cải tạo, hạ cốt nền, san gạt mặt bằng do UBND huyện cấp để khai thác đất và khoáng sản (cao lanh, sỏi ruồi, than bùn) trái phép.
Thậm chí có đơn vị còn tự ý bạt rừng, xả đồi, khai thác đất xây dựng dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng sơ chế bùn, rác hữu cơ phục vụ ngành nông nghiệp sạch tại khu 9, xã Thọ Văn khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp phép xây dựng...
Nhiều quả đồi bị biến dạng, làm thất thoát tài nguyên, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống, sản xuất của người dân. Ngoài ra, hệ lụy từ việc khai thác đất và khoáng sản trái phép còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khó kiểm soát nguồn thu từ thuế tài nguyên và phí môi trường, hư hỏng công trình giao thông khiến người dân bức xúc.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Phú Thọ, hằng năm, ngành thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra tình trạng khai thác đất, khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Tất cả các vụ việc vi phạm đều bị xử lý và đình chỉ khai thác. Tuy nhiên, có một thực tế tại Phú Thọ khiến công tác kiểm soát việc khai thác đất, khoáng sản gặp nhiều khó khăn là các cá nhân lợi dụng việc san hạ cốt nền để khai thác khoáng sản trái phép. Trong khi, để kiểm soát chặt chẽ tình trạng này còn nhiều bất cập. Việc cho phép người dân san hạ cốt nền, san lấp ruộng thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
Chính vì vậy, đây là “lá bùa” để những cá nhân, đơn vị lợi dụng khai thác đất, khoáng sản, lấp ruộng trái phép diễn ra trong thời gian qua. Mặc dù, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận nhiều thông tin và kịp thời phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan kịp thời xử lý. Tuy nhiên, mức độ xử lý còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe để hạn chế tình trạng trên.
Đồng chí Nguyễn Văn Toản, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phú Thọ cho biết, tình trạng lợi dụng san hạ cốt nền để khai thác khoáng sản, san lấp đất nông nghiệp diễn ra tại một số địa phương ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Việc kiểm tra, kiểm soát các phương tiện vận chuyển đất, khoáng sản còn hạn chế; công tác phối hợp giữa Sở Tài nguyên và Môi trường với các cấp, các ngành trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản trái phép chưa kịp thời. Trong khi lực lượng mỏng, thẩm quyền cấp phép lại thuộc cấp huyện nên để hạn chế tình trạng trên cần có sự quyết liệt, đồng bộ của chính quyền địa phương.
Đồng chí Nguyễn Văn Toản cho biết thêm, trong thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chấn chỉnh tình trạng nêu trên như Quy chế quản lý hoạt động vận chuyển đất dư thừa trong quá trình cải tạo mặt bằng, hạ cốt nền dùng để đắp nền công trình trên địa bàn tỉnh; Phê duyệt khu vực đấu giá, không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
Đáng chú ý, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đã có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thị xã tạm dừng cho phép san gạt mặt bằng hạ cốt nền đối với hộ gia đình, cá nhân, hạ cốt nền đối với đất sản xuất, đất vườn đã được giao. Việc phát sinh khối lượng vật liệu (đất đồi, các loại khoáng sản khác) do cải tạo đất, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền đất sản xuất, đất vườn, đất ở UBND cấp huyện phải báo cáo bằng văn bản với UBND tỉnh.
Tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi
Trước tình hình tuyến sông Đà có hiện tượng sạt lở bờ vở, đất bãi bồi ven sông khi lũ lên và có xảy ra hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép, khai thác vượt số lượng phương tiện đăng ký, vượt công suất cấp phép… Để chấn chỉnh hoạt động khai thác cát sỏi, đồng thời xác định nguyên nhân gây sạt lở, UBND tỉnh yêu cầu tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đã được UBND tỉnh cấp phép khai thác cát, sỏi trên tuyến sông Đà đoạn qua huyện Tam Nông và huyện Thanh Thủy tạm dừng toàn bộ hoạt động khai thác cát, sỏi từ ngày 29/8.
Công văn cũng yêu cầu các doanh nghiệp được cấp phép khai thác thực hiện đăng ký lại số lượng phương tiện khai thác, gắn biển tên doanh nghiệp trên phương tiện khai thác, gắn hệ thống định vị phương tiện khai thác. Yêu cầu doanh nghiệp được cấp phép cam kết thực hiện khai thác đúng quy định (đúng ranh giới cho phép, đúng thời gian quy định, đúng số lượng phương tiện…) với Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã lên quan để theo dõi, giám sát.
Nếu phát hiện doanh nghiệp được cấp phép vi phạm các cam kết đã ký hoặc để xảy ra tình trạng khai thác trái phép tại khu vực giáp ranh mà không thông báo bằng văn bản đến chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan thì Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất, báo cáo UBND tỉnh dừng ngay hoạt động khai thác của doanh nghiệp, đồng thời đề xuất xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định.
Khi các doanh nghiệp được cấp phép thực hiện đầy đủ các điều kiện và cam kết nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường đề xuất, báo cáo UBND tỉnh cho phép doanh nghiệp được khai thác trở lại.
"Trong thời gian tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi của một số doanh nghiệp trên tuyến sông Đà nếu xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép thì Chủ tịch UBND các huyện Tam Nông, huyện Thanh Thủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Công an tỉnh phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh", công văn nêu.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.