Giải pháp tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, giải quyết mối quan hệ giữa áp dụng khoa học công nghệ với nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển mạnh mô hình nông nghiệp du lịch sinh thái được các đại biểu chất vấn người đứng đầu Bộ Nông nghiệp.
Chiều nay (7/6), Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.
Chất vấn Bộ trưởng, đại biểu Nguyễn Huy Thái (Bạc Liêu) cho biết, trước thực trạng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khuyến cáo bà con nông dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ thay thế cho phân bón hữu cơ. Đây được nhìn nhận là giải pháp căn cơ chủ động và tích cực. Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, có một thực trạng đó là từ trước đến nay, tập quán sử dụng phân bón hữu cơ trong canh tác nông nghiệp chủ yếu tập trung ở miền Bắc và miền Trung.
Đại biểu Nguyễn Huy Thái - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu.
Bà con nông dân đồng bằng sông Cửu Long chưa hoặc ít chủ động sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp. Đại biểu đề nghị, với vai trò là Tư lệnh ngành, Bộ trưởng sẽ làm gì để giải pháp theo khuyến cáo chưa được triển khai rộng và ứng dụng thực sự đạt hiệu quả trên những cánh đồng và thửa ruộng trong thời gian tới, trong đó có việc thay đổi tập quán canh tác của người nông dân đồng bằng sông Cửu Long?
Còn đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) cho rằng, khoa học, công nghệ luôn được coi là giải pháp then chốt, đột phá về năng suất, chất lượng hàng nông sản và năng suất, hiệu quả lao động nông nghiệp, đại biểu Tô Văn Tám nêu quan điểm, điều này đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa áp dụng khoa học công nghệ với nguồn nhân lực có chất lượng cao.
Đại biểu Tô Văn Tám - Đoàn ĐBQH tỉnh Kon Tum.
Trong điều kiện nguồn nhân lực chính của nông nghiệp nước ta vẫn chủ yếu là người nông dân chưa qua đào tạo còn hạn chế về năng lực làm chủ cũng như tiếp cận ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, nhất là nông dân miền núi Tây Nguyên. Đại biểu cho biết, Bộ trưởng nhìn nhận vấn đề này như thế nào? Giải pháp giải quyết mối quan hệ trên.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn (Hải Dương) chất vấn, hiện nay, mô hình phát triển nông nghiệp ứng dụng cao, nông nghiệp du lịch sinh thái đang là xu hướng mới của nền nông nghiệp Việt Nam, thu hút nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều bất cập trong tích tụ, tập trung đất đai, tiếp cận nguồn vốn, nhân lực, ứng dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là quy hoạch vùng chuyên sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp nào để phát triển mạnh mô hình này trong thời gian tới?
Trả lời chất vấn, liên quan tới việc sử dụng phân bón tiết kiệm và hiệu quả, tăng sử dụng phân bón hữu cơ, của các đại biểu, Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, vẫn còn tình trạng lạm dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hóa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không tuân thủ nguyên tắc “bốn đúng” gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khỏe con người và chất lượng nông sản. Nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đang cao.
Đưa ra giải pháp cho vấn đề này, Bộ trưởng nêu rõ, trong thời gian tới, cần hoàn thiện các phương pháp thử cho các thuốc bảo vệ thực vật sinh học; ứng dụng chuyển đổi số trong công tác quản lý hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tiết kiệm, hiệu quả, an toàn và có trách nhiệm.
Bên cạnh đó, tăng cường hợp tác công tư sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sử dụng phân bón tiết kiệm nhằm hướng đến một nền nông nghiệp xanh, an toàn và nâng cao giá trị nông sản; nhân rộng các mô hình, đẩy mạnh công tác truyền thông, đặc biệt các mô hình canh tác giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn bảo đảm năng suất, chất lượng nông sản phẩm. Đồng thời, cần nhấn mạnh vai trò tổ chức lại các ngành hàng trong sản xuất nông nghiệp.
Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan trả lời chất vấn về vấn đề sử dụng phân bón tiết kiệm và hiệu quả, tăng sử dụng phân bón hữu cơ.
Đối với nền nông nghiệp công nghệ cao, Bộ trưởng nêu rõ, trong thời đại công nghiệp 4.0, làm nông nghiệp có thể không cần phải đầu tư và sở hữu nhiều đất, mà có thể tận dụng thế mạnh của nền kinh tế liên kết, kinh tế chia sẻ. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, ngoài hướng tập trung tích tụ đất đai hướng tới tăng quy mô sản xuất, xây dựng vùng nông nghiệp cao, vẫn có những phương thức tập trung đất đai mềm, thích ứng với từng điều kiện ở từng địa phương, kết hợp nguồn lực nhà nướcvới nguồn lực xã hội để cùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Ngoài ra, Bộ trưởng Lê Minh Hoan bày tỏ đồng tình với quan điểm của đại biểu Nguyễn Ngọc Sơn trong việc phát triển nông nghiệp sinh thái tạo ra giá trị xây dựng, chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nông nghiệp xanh, sinh thái, bền vững. Đó cũng là hướng tiếp cận, chiến lược mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang định hướng triển khai.
"Phân bón giả tràn lan, giá cao gấp 200%, nông dân đã nghèo còn đeo cái khổ"
Chất vấn Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan, đại biểu Lê Thị Song An (Long An) hỏi, tình hình sản xuất nông nghiệp trong thời gian vừa qua vẫn gặp nhiều khó khăn khi giá phân bón tăng cao, có thời điểm tăng 200%. Các sản phẩm vật tư như thuốc trừ sâu hay giá xăng dầu cũng tăng rất mạnh. Trong khi sản phẩm nông nghiệp thì khó bán. Vậy, cần giải pháp gì để kiểm soát giá cả vật tư nông nghiệp giúp nông dân an tâm sản xuất?
Đại biểu Dương Văn Phước (Quảng Nam) lo ngại, thời gian qua, nông “gánh” chịu nạn phân bón giả, gây thiệt hại lớn cho người nông dân, nông dân đã nghèo còn phải đeo cái khổ.
“Bộ trưởng có biết tình trạng này không và giải pháp nào để xử lý nghiêm tình trạng phân bón giả? Bên cạnh đó, với vai trò là tư lệnh ngành, Bộ trưởng có giải pháp gì để nâng cao thương hiệu nông sản Việt trên trường quốc tế”, đại biểu đặt câu hỏi.
Cùng quan tâm về vấn đề giá vật tư nông nghiệp, đại biểu Chu Thị Hồng Thái (Lạng Sơn) trăn trở, thời gian vừa qua, giá phân bón và vật tư nông nghiệp tăng phi mã. Đây là bài toán cấp thiết của ngành nông nghiệp. Ngoài các giải pháp về kiểm soát giá được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đưa ra, Bộ trưởng có giải pháp như thế nào trong thời gian tới để kiểm soát giá vật tư nông nghiệp, giá phân bón?
Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững được Thủ tướng phê duyệt đã xác định rõ chúng ta đang chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố thị trường. Chia sẻ với bà con nông dân cùng doanh nghiệp trong giai đoạn vừa qua đã đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như việc ùn ứ ở cửa khẩu phía Bắc, vấn đề vật tư phân bón, giá nguyên liệu đầu vào của ngành nông nghiệp đều tăng cao trong bối cảnh thị trường đã bị đứt gãy…
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cảm ơn 14 triệu nông dân Việt Nam đã rất năng động, linh hoạt để góp phần làm nên kết quả xuất khẩu nông nghiệp, nông lâm, thủy sản trong năm 2021 đạt mức rất cao trong bối cảnh khó khăn. Về vấn đề giá nguyên liệu đầu vào, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, vấn đề này liên quan tới thị trường, quản lý doanh nghiệp, vật tư đầu vào sản xuất, nhập khẩu và xuất khẩu…
“Nước ta làm nông nghiệp nhưng phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu từ phân bón, thuốc, nguyên liệu để chế biến thức ăn. Đây là vấn đề Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp nhằm nâng cao tính tự chủ của ngành nông nghiệp, để tạo ra cái giá trị gia tăng cao hơn, giảm rủi ro thị trường. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Công thương cũng đã có rất nhiều phiên họp, làm việc với các hiệp hội, ngành hàng phân bón, các doanh nghiệp… liên quan đến lĩnh vực này cố gắng thuyết phục. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường không dễ mà áp đặt một mệnh lệnh hành chính. Trong hoàn cảnh này, các hiệp hội cũng đã có những can thiệp nhất định”, Bộ trưởng cho biết.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.