Người gửi: MAI VU
Tôi là con của một gia đình nông dân và vấn đề tăng học phí không chỉ tôi mà tất cả các bạn sinh viên khác và mọi người đều quan tâm. Tôi cũng đồng ý với đề án tăng học phí nhưng có điều dựa vào đâu để đưa ra căn cứ thực hiện việc này. Tôi cũng muốn đưa ra hai mặt của một vấn đề.
Tôi từng xem đoạn phỏng vấn về một gia đình bạn sinh viên nghèo phải nghỉ học vì không đủ tiền đóng học phí. Chúng ta đều đồng ý với việc tăng học phí là tăng chất lượng nhưng liệu rằng có phải là sẽ có nhiều người sẽ phải bỏ học hoặc học hệ cao đẳng, trung cấp vì không có điều kiện.
Một thực tế là trong lượng sinh viên học đại học có đến quá nửa là sinh viên nông thôn (trong các cuộc thi gần đây các thí sinh đạt giải cao đa số là con em gia đình nông thôn, tỉnh lẻ). Và nếu tăng học phí như hiện nay thì liệu rằng tất cả những học sinh đó có thực hiện được ước mơ vào đại học hay vào đúng trường phù hợp với trình độ của mình không?
Mọi người đều đưa ra ý kiến là sinh viên có thể đi làm thêm để tăng thêm thu nhập trang trải một phần học phí, và sinh viên phải quyết tâm vượt khó khăn nhưng thực tế thì chúng tôi vừa học vừa làm liệu có kham nổi cái phần trang trải thêm ngày càng tăng cao này không?
Đưa ra một quyết định thì phải dựa trên mặt bằng chung mà không thể dựa trên cái cá biệt. Theo tôi biết sinh viên đi làm thêm hiện nay là để lấy kinh nghiệm và thêm một phần là để thêm vào chi phí của mình nhưng khi vai trò đi làm để trang trải thêm phần chi tiêu tăng lên thì nó lại mang ý nghĩa khác.
Một sinh viên hiện nay tiêu tiết kiệm một tháng cũng phải mất khoảng 1,2 triệu đồng nhưng nếu mang con số đó về cho người nông dân thì là cả một vấn đề. Thử tính xem người nông dân một năm hai vụ mùa mỗi tháng tiền thu về có đủ để lo cho gia đình và số tiền 1,2 triệu cho một đứa con học đại học không?
Vậy thì thiệt thòi nhất vẫn là nông dân. Nông dân vẫn chỉ có thể là nông dân mà thôi. Khi mà những ước mơ không có cơ hội để được thực hiện thì thật là uổng phí và bất công.
Tôi mong rằng các ngành chức năng sẽ có những quyết định hợp lý nhất mang đến lợi ích có thể cho người học và những người trực tiếp chịu ảnh hưởng để họ có cơ hội phát triển và cống hiến cho xã hội.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.