Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ năm, ngày 6 tháng 1 năm 2022 | 11:31

Tạo bước đột phá trong liên kết sản xuất: Vũ Bản về đích NTM kiểu mẫu

Năm 2013, Vũ Bản (Bình Lục) là một trong những xã đầu tiên của tỉnh Hà Nam được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NMT) giai đoạn 2011-2015.

Với phương châm xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, đến nay, Vũ Bản đã hoàn thành các tiêu chí NTM kiểu mẫu và tạo bước đột phá trong liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản. 

Kinh tế tập thể đóng vai trò dẫn dắt

Xây dựng Đề án NTM kiểu mẫu giai đoạn 2020-2022, song với quyết tâm chính trị cao, Vũ Bản phấn đấu về đích năm 2021 (sớm hơn 1 năm so với đề án). Đó cũng là khó khăn, thách thức trong công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM kiểu mẫu của xã trong bối cảnh dịch  Covid-19  diễn ra   phức tạp.

 

vb1.jpg
Đại diện các đơn vị ký giao ước phối hợp thực hiện mô hình “Hợp tác xã Rượu Vọc an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường”

 

Chính vì thế, Ban chỉ đạo xây dựng NTM xã phải tổ chức thực hiện việc giao ban hàng tháng để báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, phản ánh những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện  để kịp thời tháo gỡ và đề ra các giải pháp đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM kiểu mẫu theo kế hoạch đề ra. Thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, làng nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Thái Nam, Chủ tịch UBND xã Vũ Bản, cho biết: Xã có 6 hợp tác xã (HTX), trong đó có 2 HTX DVNN và 4 HTX kiểu mới. Đối với 2 HTX DVNN, hoạt động theo Luật HTX năm 2012 nên khá hiệu quả, duy trì các khâu dịch vụ thiết yếu phục vụ thành viên và nhân dân trong sản xuất nông nghiệp, cung cấp các dịch vụ về giống, thu mua nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, các dịch vụ làm đất, mạ khay máy cấy, thu hoạch bằng máy,...

Các HTX DVNN đã đóng góp vai trò quan trọng trong xây dựng NTM qua việc tham mưu, xây dựng cơ cấu giống, mùa vụ, chuyển đổi cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao; xây dựng các mô hình tiên tiến trong sản xuất như cánh đồng mẫu, trồng lúa chất lượng cao có liên kết tiêu thụ sản phẩm với doanh nghiệp, sản xuất cây vụ đông hàng hóa. Hướng dẫn các đơn vị thôn xóm xây dựng 9 vùng sản xuất chuyên canh tập trung theo mô hình “cánh đồng mẫu” với diện tích 170,2ha sản xuất lúa hàng hóa như lúa LT2 kháng bạc lá, Bắc thơm số 7, Nếp 87, Nếp 97... Các HTX DV NN làm cầu nối liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản dựa trên hợp đồng bao tiêu sản phẩm với Công ty TNHH Lương thực Long Vũ.

Bốn HTX kiểu mới ít thành viên gồm: HTX rượu Vọc; HTX rau, quả, sạch Bình An; HTX chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản và HTX giống gia cầm Kiều Đạt. Các HTX hoạt động khá hiệu quả, theo Luật HTX năm 2012. Các HTX kiểu mới đã phát huy được vai trò tích cực trong việc tổ chức liên kết sản phẩm phục vụ thị trường, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình và địa phương.

Ngoài ra, trong những năm qua, xã tập trung chỉ đạo đưa vào thực hiện mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trồng rau, củ, quả sạch với diện tích nhà kính 510m2; mô hình trồng rau thủy canh trong nhà kính 1.000m2, mô hình trồng hoa cây cảnh 5.000m2. Mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản chất lượng cao tập trung với quy mô 200 con/lứa. Các mô hình đều cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị thu nhập từ 500 triệu đồng đến1,2 tỷ đồng/ha/năm.

Do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, lĩnh vực chăn nuôi của xã phải chuyển dịch sang chăn nuôi gia cầm, thủy cầm và đàn gia súc như trâu, bò. Ước tổng đàn gia cầm, thủy cầm năm 2021 đạt 175.000 - 180.000 con, sản lượng thịt đạt 500 tấn. Trong đó có 2 hộ gia đình tại thôn 1 chăn nuôi gà đẻ trứng với quy mô  3.000 - 4.000 con/lứa. Xã đã xây dựng mô hình chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản chất lượng cao tập trung tại xứ đồng Vua Vàng thôn 3 để các hộ chăn nuôi có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, nuôi 80-120 con/lứa.

 

vb2-1.jpg

Liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Để hoàn thành xây dựng NTM kiểu mẫu, Vũ Bản đã tổ chức thực hiện thành công các mô hình sản xuất lúa hàng hóa liên kết theo chuỗi giá trị, xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong trồng trọt, mô hình chăn nuôi tập trung, phát huy tốt vai trò của HTX DVNN, HTX kiểu mới ít thành viên trong việc liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Từ đó tiếp tục giữ vững, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt được.

Về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và thương mại, dịch vụ; bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng cảnh quan môi trường nông thôn “sáng - xanh - sạch - đẹp”; hệ thống chính trị vững mạnh; quốc phòng, an ninh - trật tự xã hội được giữ vững thực sự nông thôn trở thành miền quê đáng sống.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Quang Nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hà Nam), cho biết: Dịch tả lợn châu Phi cùng với tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp… đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành Nông nghiệp nói chung, việc phát triển kinh tế ở các địa phương nói riêng. Mặc dù khó khăn là vậy, nhưng với sự quyết tâm của các cấp, các ngành cùng với sự đồng thuận của người dân trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đồng thời đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với bao tiêu sản phẩm; duy trì và nhân rộng các mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao như:  chuyển đổi cây trồng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm..., từng bước thay đổi tập quán sản xuất nhỏ lẻ, manh mún sang tập trung áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân. 

Từ những định hướng đúng cùng với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và người dân, Vũ Bản đã hoàn thành các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu năm 2021 (sớm hơn 1 năm so với đề án).

 

 

Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top