Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 27 tháng 6 năm 2013 | 9:19

Tập đoàn Viettel: Hành xử kiểu... "bề trên"?

KTNT- Theo Quyết định số 2151/QĐ-TTG ngày 5/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ, khi tiếp nhận EVN Telecom, Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel phải tiếp nhận nguyên trạng, trong đó gồm cả các quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với khách hàng và đối tác của EVN Telecom. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, 8 doanh nghiệp đã có hợp đồng với EVN Telecom để đầu tư trạm BTS từ trước (xã hội hoá) đã bị phía Viettel đơn phương chấm dứt hợp đồng khi chưa giải quyết quyền lợi cho họ.“Cá lớn nuốt cá bé”Đại diện 5/8 doanh nghiệp trên gồm: Cty CP Dịch vụ bưu chính viễn thông Hoa Phát, Cty Tư vấn và đầu tư viễn thông tin học, Cty CP Tập đoàn ĐTTM CN King Han, Cty CP Viễn thông CSC, Cty CP phát triển hạ tầng điện và viễn thông đã có đơn kêu cứu gửi đến Báo Kinh tế nông thôn phản ánh về cách hành xử thiếu tình, thiếu lý của Viettel .

Bộ Tài chính đã có Văn bản yêu cầu Tập đoàn Viettel giải
 quyết công nợ cho các đối tác xây dựng trạm BTS từ tháng 5/2012.


Cụ thể, ngày 13/3/2013, lần đầu tiên Viettel mới tổ chức được cuộc họp giữa lãnh đạo Tập đoàn Viễn thông quân đội và các đơn vị xã hội hoá để bàn thảo các nội dung vướng mắc mà hai bên chưa thống nhất khi thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, tại cuộc họp này Viettel yêu cầu thanh lý hợp đồng tại thời điểm tháng 12/2012 (mặc dù hợp đồng còn có hiệu lực đến năm 2015 và 2016) mà không có bồi thường thiệt hại, trong khi nhiều trạm BTS hiện tại vẫn đang thu phát sóng để kinh doanh thu lợi nhuận cho Viettel và các Cty xã hội hoá đã phải trả tiền thuê mặt bằng nhà dân cho đặt trạm BTS đến hết năm 2013 nhiều vị trí trả đến năm 2014 khiến cuộc họp giữa hai bên không ra được biên bản giải quyết.

Chưa dừng lại ở đó, ngày 18/3/2013, Chi nhánh Viettel Hà Nội 1 đã ra văn bản gửi các Cty xã hội hoá đề nghị các Cty này muốn được thanh toán các khoản nợ trong năm 2012 thì phải thanh lý hợp đồng đến ngày 31/12/2012. Đồng thời nếu không chấp nhận sẽ không thanh toán các khoản phát sinh đến thời điểm hiện tại (tháng 3/2013) và trong thời gian tới.

Theo tố cáo của các Cty trên, trong khi vụ việc chưa được giải quyết, Viettel đã đơn phương cử người đến nhà dân thông báo đã thanh lý hợp đồng với các Cty sau đó tháo dỡ thiết bị trạm BTS mà không thông báo cho đơn vị chủ sở hữu. Hành động này của Viettel sẽ đẩy các Cty xã hội hoá vào rủi do về pháp lý nếu sau này Viettel không xác nhận việc đã tháo dỡ thiết bị.

“Bóp” chết doanh nghiệp nhỏ?

Theo đại diện các Cty trên, xuất phát từ việc Tập đoàn viễn thông Quân đội Viettel chậm trễ, trì hoãn thanh toán đã gây nhiều thiệt hại cho các doanh nghiệp như: tăng chi phí phát sinh tiền trả thuê mặt bằng cho nhà dân, chi phí phạt lãi vay ngân hàng quá hạn 150%, ngân hàng xiết nợ, tiền phạt do chậm trả nộp thuế Nhà nước, không có tiền trả lương công nhân nhiều tháng nay... ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp, đẩy hàng loạt các doanh nghiệp trên đến nguy cơ phá sản.

 Tháng 6/2012 Văn phòng Chính phủ cũng có ý kiến chỉ đạo về vụ việc trên.

Thậm chí, kể các khi các doanh nghiệp trên "may mắn" được Viettel trả tiền và thanh lý hợp đồng trước thời hạn thì nguy cơ phá sản đối với doanh nghiệp vẫn đang hiện hữu, bởi nguyên nhân quan trọng nhất khiến các doanh nghiệp trên bỏ vốn đầu tư rất lớn để lắp đặt các trạm BTS cho Tập đoàn điện lực thuê lại là do Tập đoàn điện lực đã ký kết hợp đồng thuê các trạm BTS với cam kết thuê dài hạn 10 năm. Nếu thực hiện đúng thoả thuận hợp đồng đó, thì theo tính toán của các doanh nghiệp xã hội hoá phải hết năm thứ 7, đến năm thứ 8 các doanh nghiệp trên mới bắt đầu có lợi nhuận. Nay Viettel đơn phương huỷ hợp đồng trước thời hạn 8 năm vô hình chung đã "bóp chết" các doanh nghiệp xã hội hoá, đẩy các nhà đầu tư và cổ đông rơi vào thảm cảnh nợ nần.

Vì sao trong thời gian bàn giao EVN telecom vào Viettel, Viettel đã “sốt sắng” làm việc với các đơn vị của EVN Telecom để tiếp nhận các tài sản đáng giá của EVN như: băng tần 3G (trị giá hàng trăm triệu USD), hệ thống truyền dẫn lớn nhất Việt Nam (trị giá hàng tỷ USD)… Còn khi giải quyết các quyền lợi của các đối tác EVN Telecom thì Viettel lại hành xử theo kiểu “bề trên”?

Lê Duy


KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top