Tàu chở cát tông sập cầu sông Hoàng ở Thanh Hoá không có đăng ký, đăng kiểm, từng bị xử phạt vì hút cát trái phép.
>> Thanh Hóa: Tàu chở cát đâm sập cầu, một người bị thương nhẹ
Ngày 27/7, trung tá Nguyễn Tiến Dũng - Phó trưởng Công an huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) cho biết, cơ quan điều tra đang lên phương án trục vớt con tàu cát bị chìm để xác định nguyên nhân và xử lý trách nhiệm lái tàu, chủ phương tiện.
Hiện trường vụ sập cầu sông Hoàng. Ảnh: Lê Hoàng.
“Hiện mực nước sông Hoàng khá cao, tàu cát lại bị dầm bê tông nặng hàng chục tấn đè lên nên việc trục vớt gặp nhiều khó khăn”, trung tá Dũng nói. Ông cho hay, việc trục vớt buộc phải tiến hành để xác định tàu gây sự cố sập cầu do đứt dây neo hay do sơ suất của lái tàu.
“Bước đầu lái tàu khai, do đứt dây neo nên con tàu trôi tự do và đâm sập cầu sông Hoàng song đây chỉ là lời khai một phía, chưa đủ cơ sở kết luận”, trung tá Dũng thông tin.
Theo nhà chức trách địa phương, chiếc tàu gây ra vụ việc là tàu xi măng chuyên chở cát trên sông, chưa có đăng ký, đăng kiểm. Cuối tháng 6, chiếc tàu này từng bị Công an huyện Quảng Xương bắt giữ và xử phạt hành chính 15 triệu đồng về hành vi khai thác cát trái phép.
Trước đó rạng sáng 21/7, con tàu chở cát do anh Dương Đình Hùng (39 tuổi, ở xã Thiệu Dương, TP Thanh Hóa) điều khiển chở 70 m3 cát qua sông Hoàng, chưa kịp trả hàng thì tàu bị đứt dây neo trôi tự do và đâm vào mố khiến cầu sông Hoàng đổ sập.
Vụ va chạm mạnh làm 2/3 cây cầu bị sập, hư hỏng nặng. Tàu chở cát bị chìm dưới sông. Cùng thời điểm, một phụ nữ điều khiển xe máy chở hàng đi chợ do không phát hiện cầu sập đã lao xuống sông. Chị này rất may được cứu đưa vào bờ an toàn.
ầu Sông Hoàng được xây dựng cách đây hơn 30 năm (rộng 3 m, dài 100 m) nối hai thôn Ngọc Trà 2 và Thôn Dũng (xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương). Cầu bị sập đã chia cắt hơn 200 hộ dân thôn Dũng. Tuy nhiên cách đó khoảng 500 m về thượng nguồn, một cây cầu mới đang được xây dựng nên chính quyền đã đề nghị nhà thầu mở đường cho người dân đi lại tạm thời trước khi sự cố được khắc phục.
Theo VnExpress.net
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.