Trong quyết định ban hành thể lệ cuộc thi sáng tác mẫu phác thảo phù điêu, quyết định phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng phù điêu của UBND tỉnh Thái Nguyên thì kích thước phù điêu được ấn định “2 tấm x 2 mặt/tấm (dự kiến chiều dài 36 x 3m đến 4,5m chiều cao mỗi tấm). Nhưng không hiểu vì sao, khi thực hiện, kích thước phù điêu đã có sự thay đổi với chiều dài 36,5m, chiều cao 12m (Thái Nguyên đã duyệt kích thước phù điêu dài 37m, cao 9,8m). Vậy, đâu là nguyên nhân?
>> Tham góp ý kiến về hai khối phù điêu ở Quảng trường Võ Nguyên Giáp
>> Thay đổi kích thước trưng cầu, chủ đầu tư “lừa” thị giác người xem?!
>> Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên “vừa đá bóng, vừa thổi còi”?
>> Đội vốn “khủng”, phù điêu quảng trường Thái Nguyên chưa thể thi công
Quyết định ban hành thể lệ cuộc thi sáng tác mẫu phác thảo phù điêu của tỉnh Thái Nguyên ngày 13/11/2014, kích thước của phù điêu dự kiến dài 36m x 3m đến 4,5m chiều cao mỗi tấm.
Ngày 6/6/2014, UBND tỉnh Thái Nguyên có quyết định về việc đổi tên Quảng trường 20/8 TP.Thái Nguyên thành Quảng trường Võ Nguyên Giáp. Để xây dựng quảng trường thành công trình văn hóa tiêu biểu, tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc cảnh quan cho quảng trường vào quý 3/2014.
Kết quả, Hội đồng đã chọn phương án phù hợp trong các phương án dự thi trình Thường trực Tỉnh ủy Thái Nguyên quyết định công bố và lấy ý kiến nhân dân. Sau khi có phương án kiến trúc phù hợp, ngày 24/10/2014, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 2386/QĐ-UBND phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Quảng trường Võ Nguyên Giáp tại TP.Thái Nguyên. Theo đó, về quy mô của phù điêu: Bố trí hai bên lễ đài, nền phù điêu diện tích khoảng 600m2 x2=1.200m2, có độ giật cấp 0,3m x 0,6m và 0,9m, xây tường phù điêu kích thước 1,5m (rộng) x 35,2m (dài), cao từ 6,2m đến 8,6m.
Quyết định của UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng phù điêu dự kiến chiều dài 36m x 3m mỗi tấm. Kinh phí dự toán gần 49 tỷ đồng.
Ngày 27/12/2014, UBND tỉnh Thái Nguyên có Quyết định 3093/QĐ-UBND phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng phù điêu tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp. Tại quyết định này, kích thước của phù điêu cũng được ấn định “2 tấm x 2 mặt/tấm (dự kiến chiều dài 36m x 3m chiều cao mỗi tấm). Kinh phí khái toán gần 49 tỷ đồng.
Quyết định phê duyệt Đề án đầu tư là vậy nhưng không hiểu vì lý do gì, một phù điêu “mới” với kích thước hoàn toàn khác đã được thay thế. Theo biên bản họp thống nhất kích thước phù điêu ngày 8/6/2016, kích thước bức phù điêu mới dài 36,5m, cao tới 12m.
Không hiểu vì lý do gì khi thống nhất kích thước phù điêu kích thước phù điêu Hội đồng nghệ thuật đã tăng chiều dài từ 36m lên 36,5m dài, cao từ 3m lên 12 m.
Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, chiều cao của phù điêu dự kiến 12m là quá cao, nên điều chỉnh cho phù hợp, nhưng Hội đồng nghệ thuật không điều chỉnh.
Có ý kiến cho rằng, sở dĩ có việc “cố tình” thay đổi chiều cao, kích thước của phù điêu nhằm “đội” giá thành để trục lợi?! Trước đây, bà Ma Thị Nguyệt, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, làm Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật (lúc này ông Phạm Thái Hanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Phó chủ tịch Hội đồng Thường trực), trong quyết định ban hành thể lệ cuộc thi sáng tác mẫu phác thảo phù điêu trước đó và quyết định phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng phù điêu do bà Nguyệt ký, kích thước của phù điêu dự kiến chiều dài 36m, cao từ 3m đến 4,5m mỗi tấm.
Cuối năm 2015, bà Nguyệt nhận quyết định phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh để chờ nghỉ hưu. Về sau, chiều cao của phù điêu được điều chỉnh tăng lên tới 12m (ngày 30/9/2016, ông Phạm Thái Hanh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật).
Trước thông tin trên, UBND tỉnh Thái Nguyên cần sớm làm rõ để trả lời dư luận.
Theo biên bản họp thống nhất kích thước phù điêu ngày 8/6/2016, thống nhất để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tờ trình UBND tỉnh Thái Nguyên cho phép lắp dựng bạt phóng mẫu tỉ lệ 1:1 mẫu phác với chiều dài 36,5m, cao 12m để trưng cầu ý kiến các giới, các ngành và nhân dân về kích thước phù điêu với không gian tổng thể làm cơ sở lập dự án trình UBND tỉnh phê duyệt.
Ngày 20/7/2016, ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đồng ý cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lắp dựng khung bạt phóng mẫu phác thảo phù điêu với tỉ lệ 1:1, kích thước chiều dài 36,5m, chiều cao 12m.
Trước đó, ngày 20/7/2016, ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên cũng đã đồng ý để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch lắp dựng khung bạt đặt mẫu phác thảo phù điêu với tỉ lệ 1:1, kích thước chiều dài là 36,5m, chiều cao 12m.
Thực tế, khung và bạt được trưng cầu ý kiến tại quảng trường lại có kích thước hoàn toàn khác. Cụ thể, nếu tính từ cốt 0, phù điêu đang trưng bày chỉ cao 10,5m (thấp hơn 1,5m so với yêu cầu); chiều dài của phù điêu đúng ra là 36,5m nhưng đo lại là 37,5m (dài hơn 1m).
Theo các nhà phân tích, việc cố tình hạ chiều cao và tăng chiều dài của mô hình giả phù điêu là cố tình lừa thị giác người xem, sẽ khiến hình thấp xuống, thanh thoát hơn và dễ coi.
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, việc lựa chọn quy mô phù điêu là do Hội đồng nghệ thuật chọn mẫu phác thảo phù điêu lựa chọn. Sở đã họp với các cơ quan chuyên môn để xin ý kiến (ngày 8/6/2016). Các thành viên dự họp thống nhất đề nghị quy mô phù điêu là 36,5x 12m.
Tuy nhiên, tại cuộc họp ngày 19/10/2016 giữa Sở với Hội đồng nghệ thuật bàn về kích thước phù điêu trước khi phóng tỷ lệ 1:1 trên chất liệu bạt để trưng cầu ý kiến, căn cứ vào khảo sát thực địa, Hội đồng nghệ thuật đã thống nhất lắp dựng mô hình phù điêu trên nền móng hiện trạng để xin ý kiến và quy mô có giảm so với lựa chọn ban đầu là 37 x 10,5 m. Việc giảm quy mô là dựa trên khảo sát thực tế kiến trúc cảnh quan của quảng trường cũng như các công trình hiện có đang được xây dựng ở đây.
Ngạc nhiên hơn là, trong biên bản họp Hội đồng ngày 19/10/2016, không hề đề cập tới việc giảm kích thước phù điêu khi phóng tỉ lệ 1:1. Ở đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đã cố tình thay đổi kích thước in bạt trưng cầu ý kiến.
Khi lắp dựng khung bạt phóng mẫu phác thảo phù điêu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đã giảm bớt kích thước xuống còn cao 10,5m, dài 37m.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm rõ các nội dung báo Kinh tế nông thôn phản ánh, trong văn bản gửi UBND tỉnh ngày 23/1/2017, sở này cho biết, các nội dung thông tin trên báo là chưa chính xác do thiếu thông tin cụ thể.
Về thông tin báo Kinh tế nông thôn đề cập, chúng tôi khẳng định, báo đã phản ánh cụ thể, chi tiết từng nội dung. Bạn đọc và các cơ quan chức năng có thể kiểm chứng bằng việc đọc lại chính các bài viết này để thấy rằng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đã và đang cố tình phủ nhận sự thật, trốn tránh trách nhiệm trước dư luận cũng như Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.
Hoàng Văn
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.