Dư luận cho rằng, cần làm rõ một số vấn đề xung quanh Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ, lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu do Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 làm chủ đầu tư.
Bên cạnh xây dựng bờ kè mới vẫn còn hệ thống kè sông Cầu cũ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách (tài sản nhà nước). Người dân đặt câu hỏi, tại sao phải xây dựng dự án mới để thay thế công trình cũ? Đây có phải là thừa giấy vẽ voi chăng?
Dự án... rùa bò
Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ, lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu (gọi chung là Dự án sông Cầu) với 9 dự án thành phần có tổng mức đầu tư hơn 9.800 tỷ đồng, khởi công ngày 25/12/2016, do Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 làm chủ đầu tư.
Trong đó, vốn xây lắp của nhà đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng, vốn của địa phương tham gia dự án để giải phóng mặt bằng khoảng 2.811 tỷ đồng. Được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT.
Dự án sông Cầu là dự án cấp bạch nhưng sau 3 năm vẫn nham nhở, dở dang, nhiều tháng nay đã dừng thi công.
Người dân sống dọc bờ sông Cầu cho biết, trước khi khởi công dự án Sông Cầu, toàn bộ hệ thống kè sông Cầu cũ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách (tài sản nhà nước) vẫn đang sử dụng bình thường. Khi thi công dự án mới, hệ thống kè sông cũ sẽ bị phá bỏ hoặc không còn tác dụng. Vậy, tại sao phải xây dựng dự án mới để thay thế công trình cũ? Đây có phải là thừa giấy vẽ voi chăng?!
Trong trường hợp hệ thống kè sông Cầu cũ xuống cấp, tỉnh Thái Nguyên thay thế bằng dự án mới, mang tính cấp bách nên đã khởi công vào cuối tháng 12/2016. Thế nhưng sau 3 năm, dự án này vẫn nham nhở, dở dang, mất mỹ quan, nếu xảy ra lũ lụt, sẽ ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng nhân dân sống dọc bờ sông Cầu. Đặc biệt, dự án hiện đang dừng thi công nhiều tháng nay.
Dự án biến thành “Đề án” có lách luật?
Trên cơ sở đề xuất của Liên danh Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 8 (Cienco8) về dự án sông Cầu theo hình thức hợp đồng BT, UBND tỉnh Thái Nguyên đã có Văn bản giao nhà đầu tư lập đề xuất dự án.
Cả nghìn tỷ đồng nằm phơi sương, phơi nắng, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên có thấy xót của?
Sau khi đề xuất chủ trương đầu tư dự án hoàn thành, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định phê duyệt chủ trương đề xuất dự án.
Theo quy định, dự án thuộc dự án nhóm A và thẩm quyền phê duyệt là Thủ tướng Chính phủ. Trước tình hình đó, Tỉnh ủy và Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đã thống nhất chủ trương đổi tên “Dự án” thành “Đề án” và chia nhỏ ra thành 9 dự án thành phần.
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu để “Dự án” mà không đổi tên thành “Đề án”, chia nhỏ dự án (lúc này dự án thuộc nhóm A) bắt buộc tỉnh Thái Nguyên phải xin ý kiến của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương về nguồn vốn, quy mô đầu tư và chắc chắn dự án sẽ khó có thể được thông qua vì nguồn tài vốn đầu tư quá lớn. Đây có phải là cách lách luật của tỉnh Thái Nguyên?
Không dừng lại ở đó, dư luận cũng đặt nghi ngờ về quá trình đấu thầu và trúng thầu mà tỉnh Thái Nguyên tổ chức. Dự án sông Cầu chỉ có một nhà đầu tư mua hồ sơ mời tuyển và nộp hồ sơ dự tuyển là Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 mà không có một doanh nghiệp nào khác?! Vì chỉ có một đơn vị tham gia đấu thầu nên Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 là doanh nghiệp duy nhất trúng thầu.
Với tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, là dự án cấp bách nhưng lại thực hiện theo kiểu rùa bò, người dân cho rằng đây chỉ là “bánh vẽ” của nhóm lợi ích?!
Với dự án có tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, liệu Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 có đủ năng lực tài chính để thực hiện? Đây có phải là lý do Tỉnh ủy và Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đổi tên “Dự án” thành “Đề án” và chia nhỏ ra thành 9 dự án thành phần?
Trên thực tế, sau 3 năm khởi công, dự án sông Cầu đang thi công nham nhở, dở dang, cả nghìn tỷ đồng đang nằm phơi sương, phơi nắng. Phần đất san gạt mái đê, đào móng phục vụ thi công, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn đê điều khi mùa mưa bão đang đến gần.
Trước tiềm lực tài chính của Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 hiện nay; nguồn vốn tham gia của địa phương, quỹ đất BT của tỉnh Thái Nguyên thì câu hỏi Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ, lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu đi về đâu thì chỉ có lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên mới có câu trả lời.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.