Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 15 tháng 7 năm 2019 | 23:33

Thái Nguyên phê duyệt Dự án gần 10.000 tỷ đồng không báo cáo Thủ tướng

Ngoài dấu hiệu lách luật khi chuyển từ Dự án (nhóm A) thành Đề án (nhóm B), trước khi phê duyệt đề xuất Dự án gần 10.000 tỷ đồng, Thái Nguyên đã không báo cáo, xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

20190713_033229.jpg
Văn bản cung cấp thông tin cho Báo Kinh tế nông thôn thể hiện rõ việc chuyển Dự án thành Đề án.

 

Về nội dung Báo Kinh tế nông thôn phản ánh: “Dự án sông Cầu có dấu hiệu lách luật khi Ban Chấp hành Đảng bộ và HĐND tỉnh Thái Nguyên đồng ý đổi tên “Dự án” thuộc nhóm A thẩm quyền chấp thuận chủ trương của Thủ tướng Chính phủ thành “Đề án” thuộc nhóm B, lúc này thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư thuộc HĐND tỉnh Thái Nguyên”.

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ do ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ký, khẳng định việc Báo Kinh tế nông thôn nêu “dự án có dấu hiệu lách luật” là không đúng sự thật. 

Theo văn bản, để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XIX về phát triển đô thị hai bên bờ sông Cầu, UBND tỉnh Thái Nguyên đã báo cáo HĐND tỉnh thông qua chủ trương đề xuất Dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu, tỉnh Thái Nguyên (Dự án sông Cầu) với tổng mức đầu tư 9.811,6 tỷ đồng là đúng quy định.

Tuy nhiên, đây là đề xuất dự án thuộc nhóm A, nếu triển khai thực hiện sẽ thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ (được quy định tại Điều 17, Luật Đầu tư công). Trong quá trình triển khai thực hiện các bước tiếp theo, UBND tỉnh Thái Nguyên đã nhiều lần tham vấn, xin ý kiến của các bộ, ngành Trung ương và đã xác định việc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với Dự án trên sử dụng nguồn ngân sách Trung ương trong thời gian này là không khả thi.

5.jpg

Chính vì vậy, để chủ động sử dụng nguồn vốn của địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác; UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thông qua chủ trương đề xuất chuyển Dự án sông Cầu thành Đề án gồm 9 dự án thuộc nhóm B (thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của HĐND tỉnh theo quy định tại Điều 17, Luật Đầu tư công).

Như vậy, việc chuyển từ dự án nhóm A sang dự án nhóm B thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của HĐND tỉnh là đúng với các quy định hiện hành, đảm bảo tính khả thi và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Trên đề xuất của Liên doanh Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 về xây dựng Dự án sông Cầu theo hình thức đầu tư đối tác công tư PPP, ngày 21/7/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên có Văn bản số 2511/UBND - TH giao cho Liên doanh Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 lập đề xuất dự án.

Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 21, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thì trong hồ sơ đề xuất dự án mà Liên doanh Tập đoàn Phúc Lộc - Cienco 8 lập phải thể hiện rõ tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và phương án huy động… Trong trường hợp cụ thể ở đây, Dự án sông Cầu có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng.

Như vậy, trước khi phê duyệt chủ trương đề xuất dự án, UBND tỉnh Thái Nguyên biết rất rõ đây là dự án thuộc nhóm A, thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

img_5142_copy.jpg

 1.jpgNgày 25/12/2016, ông Vũ Hồng Bắc, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, trao Giấy chứng nhận, khởi công 2/9 dự án khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định. 

 

Theo Khoản 1, Điều 22, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về thẩm định và phê duyệt đề xuất dự án, thì UBND tỉnh Thái Nguyên phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư công để quyết định chủ trương sử dụng trước khi phê duyệt đề xuất dự án (tức phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ, vì đây là dự án thuộc nhóm A-PV).

Tuy nhiên, ngày 25/8/2016, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra Quyết định số 2190/QĐ-UBND phê duyệt chủ trương đề xuất dự án khi chưa báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ?

Biết Dự án sông Cầu thuộc nhóm A, thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, khi xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành Trung ương sẽ khó có thể thực hiện.

Để tiếp tục triển khai dự án, tỉnh Thái Nguyên "lách luật" bằng việc, ngày 23/10/2017, UBND tỉnh Thái Nguyên có Tờ trình 167/TTr-UBND đề nghị HĐND tỉnh Thái Nguyên thông qua chủ trương đề xuất chuyển Dự án thành Đề án gồm 9 dự án thành phần (nhóm B). Sau khi chuyển từ Dự án thành Đề án, lúc này thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của HĐND tỉnh Thái Nguyên.

Với cách làm, bằng chứng, chứng minh như trên, UBND tỉnh Thái Nguyên khẳng định việc Báo Kinh tế nông thôn nêu “dự án có dấu hiệu lách luật” là không đúng, là thiếu cơ sở.

Dư luận cho rằng, không chỉ có dấu hiệu lách luật, UBND tỉnh Thái Nguyên còn  phê duyệt đề xuất dự án mà không báo cáo, xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.

Không những thế, ngày 23/10/2017, UBND tỉnh Thái Nguyên mới trình HĐND tỉnh thông qua chủ trương đề xuất chuyển Dự án thành Đề án. Mặc dù đề xuất chưa được thông qua, chưa có quyết định chủ đầu tư của HĐND tỉnh nhưng UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khởi công 2/9 dự án vào ngày 25/12/2016.

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top