Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 27 tháng 2 năm 2016 | 10:49

Thái Nguyên: “Lùm xùm” tại dự án đường Việt Bắc

Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đường Việt Bắc - giai đoạn I (thuộc giai đoạn I dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc TP.Thái Nguyên, gọi tắt là dự án đường Việt Bắc), sử dụng nguồn vốn ODA vay ưu đãi của Ngân hàng Thế giới (WB). Tuy nhiên, khi triển khai còn một số vướng mắc và có nhiều dấu hiệu sai phạm của chủ đầu tư.

Dự án đầu tư, xây dựng nâng cấp tuyến đường Việt Bắc - giai đoạn I dài 3,075km.

Theo Quyết định số 1656/QĐ-UBND ngày 1/8/2014 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng nâng cấp đường Việt Bắc - giai đoạn I (thuộc giai đoạn I dự án Chương trình đô thị miền núi phía Bắc thành phố Thái Nguyên, gọi tắt là dự án đường Việt Bắc) thì dự án này do UBND TP.Thái Nguyên làm chủ đầu tư.

Tổng mức đầu tư dự án là 350.378.542.328 đồng.

Chiều dài của tuyến đường là 3,075km. Điểm đầu tuyến từ Km 0+00 tại điểm giao với đường Thống Nhất thuộc phường Đồng Quang. Điểm cuối tuyến đến Km 3+075 giao với đường đê Mỏ Bạch thuộc phường Quang Trung. Đường được thiết kế với 2 làn đường cơ giới và 2 làn xe thô sơ, lộ giới thiết kế 22,5m, bề rộng nền đường Bnền = 19,5m, bề rộng mặt đường Bmặt = 10,5m, vỉa hè Bhè = 4m+5m, hành lang an toàn đường sắt rộng 3m,  vận tốc thiết kế 60km/h. Địa điểm xây dựng tại 2 phường Đồng Quang và Quang Trung, TP.Thái Nguyên. Diện tích đất sử dụng 6,92ha. Tổng mức đầu tư dự án 350.378.542.328 đồng. Nguồn vốn đầu tư gồm: vốn Ngân hàng Thế giới (WB) 210.899.642.950 đồng; vốn đối ứng từ ngân sách 139.478.899.378 đồng. Thời gian thực hiện 2 năm.

Dự án dự kiến hoàn thành vào tháng 8/2016 nhưng đến cuối tháng 2/2016, nhiều đoạn đường vẫn còn nham nhở, nhếch nhác.

UBND TP.Thái Nguyên chịu trách nhiệm xây dựng phương án bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư theo quy định, triển khai việc thu hồi diện tích đất thi công xây dựng công trình để bàn giao cho đơn vị thi công, đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện dự án theo đúng cam kết với WB và dự án được duyệt.

Được biết, có 380 hộ gia đình có đất và tài sản, cây cối hoa màu thuộc phạm vi dự án đường Việt Bắc; tổng diện tích phải thu hồi là 14.640m2, trong đó đất ở là 8.543,5m2, đất nông nghiệp 6.096,5m2; số hộ phải tháo dỡ nhà ở và di chuyển tái định cư là 44 hộ.

Bụi là nỗi ám ảnh khi người dân phải đi qua đây.

Tính đến ngày 25/1/2016, UBND TP.Thái Nguyên đã tổ chức triển khai thực hiện công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho 380/380 hộ gia đình, cá nhân. Đã có 365/380 hộ nhận tiền bồi thường và bàn giao mặt bằng, chiếm 96,05%. Số còn lại 15/380 hộ chưa nhận tiền bồi thường và chưa bàn giao mặt bằng chiếm 3,95%.

Các hộ chưa nhận tiền với các lý do: kiến nghị quyết định của chủ tịch tỉnh về thẩm quyền, về giá, về trình tự thủ tục thu hồi đất không đúng quy định…

Đến ngày 25/1/2016, vẫn còn 15 hộ dân chưa nhận tiền bồi thường, chưa bàn giao mặt bằng do có kiến nghị về giá, trình tự thủ tục thu hồi đất UBND TP. Thái Nguyên làm chưa đúng…

Gần đây, nhiều hộ dân ở phường Đồng Quang phản ánh tới Báo Kinh tế nông thôn rằng, UBND TP.Thái Nguyên đã thực hiện chưa đúng các trình tự thủ tục thu hồi, về giá, phân loại đất…, thậm chí có dấu hiệu tiêu cực. Cụ thể, UBND TP.Thái Nguyên ra quyết định thu hồi đất trước khi có quyết định phê duyệt dự án đầu tư; chưa xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng tại khu tái định cư nhưng đã ra quyết định thu hồi đất; Ban giải phóng mặt bằng và tổ công tác lập biên bản “ma” để ăn bớt diện tích đất của dân hay việc đánh lận con đen giữa các loại đất để giảm bớt tiền đền bù của người dân.

Trên cơ sở hồ sơ người dân cung cấp cho báo, có thể thấy nhiều dấu hiệu chứng minh: UBND TP.Thái Nguyên thực hiện chưa đúng quy định, trình tự thu hồi đền bù giải phóng mặt bằng...

Bài 2: Nhiều dấu hiệu sai phạm!

Hoàng Văn

 
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top