Nạn khai thác cát trái phép đang diễn ra một cách công khai ở thôn Tây Sơn, xã Phú Sơn (Tĩnh Gia - Thanh Hóa). Trên đoạn đường chưa đầy 1km đã có tới 5 bãi tập kết cát, hoạt động tấp nập như những công trường đang thi công.
Điểm tập kết cát tại gia đình ông Đỗ Văn Vượng.
Đi theo lối mòn của xe ô tô, công nông vào sâu bên trong là những bãi cát cao như núi đang được chủ cát hút lên từ các tàu lớn nhỏ. Ông Nguyễn Văn L., người dân thôn Tây Sơn, cho biết: "Liên tục mấy tháng nay người dân chúng tôi phải chịu cảnh ồn ào, bụi bặm của những bãi cát này. Xe trọng tải lớn ngày đêm ùn ùn vào ra chở cát làm hỏng hết đường giao thông nhưng không thấy ai xử lý”.
Ông Đỗ Văn Vượng, một trong những hộ cho thuê đất để các chủ cát tập kết, nói: "Nhà tôi có vài hecta đất màu, hiện đang cho anh Tâm thuê một mẫu để tập kết cát về đây để bán, còn các thủ tục giấy tờ thì tôi không biết, chỉ biết cho họ thuê trên đất nhà lấy tiền".
Trước phản ánh của nhân dân, ngày 4/12/2015, UBND huyện Tĩnh Gia đã chỉ đạo thành lập đoàn kiểm tra về việc tập kết cát và khai thác cát tại xã Phú Sơn. Đại diện chính quyền, công an, địa chính xã Phú Sơn đã lập biên bản đối với chủ cát ông Hoàng Văn Hùng, ông Hoàng Văn Lường và bà Cù Thị Nhung đang tập kết cát trên 10.000m2 đất nông nghiệp của ông Hoàng Văn Hà và một phần đất do UBND xã Phú Sơn quản lý. Qua kiểm tra, các chủ cát đã bơm hút cát và tập kết trực tiếp từ lòng hồ lên bãi tập kết không qua bể lắng, bơm tràn ra bãi, nước thải chảy trực tiếp xuống khe lạch. Cùng ngày, đoàn đã kiểm tra hiện trạng vi phạm về hoạt động khoáng sản và đất đai đối với ông Đỗ Viết Tâm, thôn Tây Sơn. Tại thời điểm kiểm tra, khu vực hạ lưu lòng hồ Yên Mỹ, ông Tâm đã có hành vi tập kết trái phép khu vực giáp ranh lòng hồ, diện tích bãi tập kết cát khoảng 8.000m2, bao gồm 3.000m2 xây dựng nhà, lán tạm và sân 5.000m2 phục vụ cho tập kết cát. Thời điểm kiểm tra có 9 tàu đang neo đậu, 2 tàu hút cát 96CV… Ông Tâm không xuất trình được bất cứ loại giấy tờ nào có liên quan nên đoàn kiểm tra đã yêu cầu ông Tâm chấm dứt ngay hành vi tập kết cát trái phép tại khu vực, giữ nguyên hiện trạng bãi tập kết cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
Đặc biệt, đoàn kiểm tra đã kiểm tra bãi tập kết cát của ông Hồ Văn Tiếp cũng thuộc thôn Tây Sơn, với diện tích khoảng 13.000m2, khối lượng cát tập kết khoảng 5.000m3, đất khoảng 2.000m3. Biện pháp khai thác là bơm hút trực tiếp từ lòng hồ lên bãi chứa, không qua bể lắng lọc xử lý, nước thải chảy tràn trực tiếp ra bãi và đổ xuống hồ.
Các bãi tập kết cát trái phép ngang nhiên hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
Tại đây, ông Tiếp cho biết, ông đã thực hiện ký hợp đồng nạo hút với Công ty CPĐT Phúc Thành, hạn đến 31/12/2015. Tuy nhiên, đến ngày 12/1/2016, chúng tôi có mặt tại bãi tập kết cát của ông Hồ Văn Tiếp, mặc dù hợp đồng đã hết hạn nhưng việc tập kết cát, hút cát vẫn ngang nhiên như không có vấn đề gì xảy ra. Trước đó, ngày 23/10/2015 Công an huyện Tĩnh Gia cũng đã ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 03 QĐ –XPHC đối với ông Hồ Văn Tiếp với mức phạt 8 triệu đồng, buộc ông Tiếp phải phục hồi môi trường khu vực đã khai thác đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn.
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Hồ Văn Tiếp.
Mặc dù các ban, ngành chức năng và chính quyền địa phương đã vào cuộc nhưng hoạt động bơm hút, tập kết cát trái phép ở thôn Tây Sơn vẫn ngang nhiên hoành hành như chưa có vấn đề gì xảy ra, như thách thức chính quyền và dư luận. Thiết nghĩ, UBND tỉnh Thanh Hóa, UBND huyện Tĩnh Gia cần sớm chỉ đạo phối hợp với các ngành chức năng có biện pháp xử lý kịp thời, ngăn chặn tình trạng trên.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin vụ việc đến bạn đọc.
Tân Thành
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.