Những ngày qua, người dân xã Yên Tâm (Yên Định, Hóa) lại tiếp tục dựng lều, lán bao vây trại lợn Yên Tâm và cả UBND xã Yên Tâm vì lý lo công ty không di chuyển đàn lợn như cam kết.
Vấn đề trại lợn Yên Tâm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đã được xác minh làm rõ, sau đó, chi nhánh Công ty TNHH P.N.T đã cam kết với các đơn vị là sẽ di chuyển đàn lợn thương phẩm 4.000 con trước ngày 4/5/2014 và di chuyển toàn bộ đàn lợn nái xong trước ngày 24/10/2014.
Người dân tụ tập trước cổng UBND xã Yên Tâm chiều 28/10.
Tuy nhiên, sau ngày 24/10, công ty vẫn không hề di chuyển đàn lợn nái, bức xúc, hàng trăm người dân lại dựng lều, lán đòi công ty phải thực hiện đúng cam kết. Sự việc càng trở nên căng thẳng khi người dân vây cả trụ sở UBND xã Yên Tâm vào chiều ngày 27 và sáng 28/10.
Để kịp thời xử lý vụ việc, tránh gây mất an ninh trật tự, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản chỉ đạo. Công ty TNHH P.N.T phải thực hiện việc di chuyển đàn lợn hiện có tại Trại lợn Yên Tâm xong trước ngày 30/11. Các ngành chức năng tổ chức tuyên truyền, vận động người dân không tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự trên địa bàn…
Đến chiều 28/10, do người dân vẫn tụ tập đông người. Ông Phạm Đăng Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cùng với Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, huyện Yên Định đã đối thoại với người dân tại trụ sở UBND xã Yên Tâm.
Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đối thoại với người dân vào chiều 28/10
Tại đây, ý kiến của người dân là phải ngay lập tức di chuyển đàn lợn ra khỏi trại lợn. Khi đại diện các đơn vị đưa ra hạn chót để di chuyển hết đàn lợn tại trại lợn Yên Tâm vào ngày 30/11 thì đồng loạt người dân bày tỏ không đồng ý.
Trả lời trước người dân, trực tiếp ông Phạm Đăng Quyền đã xin lỗi người dân khi để xảy ra những vi phạm về môi trường từ trại lợn khiến nhân dân bức xúc và hứa sẽ xử lý triệt để.
Được biết, trang trại nuôi lợn của Công ty P.N.T đi vào hoạt động từ năm 2009 với quy mô đăng ký 1.200 lợn nái giống. Tuy nhiên, sau đó công ty này cơi nới, mở rộng trang trại nuôi thêm gần 5.000 lợn thương phẩm khiến tình trạng quá tải, ô nhiễm xảy ra nghiêm trọng. Sau khi có phản ứng từ người dân hồi tháng 4/2014, doanh nghiệp đã dừng toàn bộ hoạt động nuôi lợn thương phẩm và chỉ giữ lại đàn lợn nái./.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, suốt đêm 28-10 và sáng nay 29- 10, hàng trăm người dân địa phương vẫn tụ tập trước cổng trụ sở UBND xã Yên Tâm và trước cổng trang trại nuôi heo tại xã này. Những người tụ tập yêu cầu doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết, sớm di dời trang trại theo chỉ đạo của UBND tỉnh Thanh Hóa. Việc người dân tụ tập đông người trước trụ sở UBND xã Yên Tâm, gây ách tắc giao thông trên tỉnh lộ 516. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.