Tại huyện Nông Cống (Thanh Hóa), nhiều cán bộ chủ chốt của một số xã đang sử dụng bằng cấp giả mạo, khai man hồ sơ để luồn lách vào bộ máy Nhà nước, gây bức xúc trong dư luận.
Trường hợp ông Nguyễn Duy Dơn, Chủ tịch UBND xã Tượng Lĩnh, là một ví dụ.
Ông Nguyễn Duy Dơn, Chủ tịch UBND xã thừa nhận dùng bằng giả.
Theo phản ánh của người dân, dù ông Dơn chưa học hết cấp 3 nhưng vẫn có bằng THPT, được bầu giữ chức Chủ tịch UBND xã từ tháng 8/2015.
Trong buổi làm việc với phóng viên ngày 12/7, ông Dơn thừa nhận những thông tin mà người dân phản ánh là có cơ sở. Ông Dơn cho biết, ông có đi học phổ thông khóa học 1981- 1982, nhưng chưa học xong thì ông bỏ dở việc học và nhập ngũ.
Sau khi xuất ngũ về địa phương, năm 1985, ông tham gia làm việc tại thôn, từ năm 2000 - 2004, ông được chuyển lên UBND xã Tượng Lĩnh và được giao nhiệm vụ thu thuế tại xã.
Từ năm 2004 -2015, ông giữ chức vụ Trưởng công an xã Tượng Lĩnh; đến tháng 8/2015, ông được đưa vào nguồn giới thiệu bầu làm Chủ tịch UBND xã Tượng Lĩnh.
Ông Dơn cho biết thêm: "Sau khi lên UBND xã làm việc, tôi có đi học thêm hệ bổ túc văn hóa thuộc Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Nông Cống, được một số anh em học trước bảo không cần đi học vẫn có bằng tốt nghiệp, do có tuổi nên ngại đi học, tôi có nhờ anh em và các thầy làm cho cái bằng".
Bằng tốt nghiệp THPT giả ông Dơn đang sử dụng.
Ông Trần Đông, Trưởng phòng Nội vụ huyện Nông Cống, cho biết, hồ sơ của ông Nguyễn Duy Dơn mà Phòng Nội vụ huyện quản lý thấy, từ 1/7/2004, ông Dơn làm Trưởng công an xã Tượng Lĩnh (ông làm hai nhiệm kỳ). Đến tháng 8/2015, thông qua một lần bầu bổ sung, ông Dơn được bầu làm Chủ tịch UBND xã.
Cũng theo ông Đông, trong hồ sơ lý lịch cán bộ, ông Dơn có khai học đầy đủ từ cấp 1 đến cấp 3, đến nay, nghe anh em nói thì ông mới biết. "Trong khi ông Dơn là đối tượng thuộc Thường vụ Huyện ủy quản lý, như vậy ông ấy đã khai không trung thực ", ông Đông nhấn mạnh.
Trong thời gian qua, UBND huyện Nông Cống đã phát hiện, xử lý nhiều cán bộ cấp xã dùng bằng giả để làm lãnh đạo như trường hợp ông Nguyễn Trọng Nhân, Phó bí thư Đảng ủy xã Trung Thành mượn bằng người khác để hợp thức hóa hồ sơ cán bộ vừa bị cách chức ít tháng. Còn trường hợp một phó chủ tịch UBND xã Công Bình sử dụng bằng giả một thời gian dài bị phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Dù đã bị xử lý, nhưng người dân cũng không khỏi hoài nghi về vai trò quản lý Nhà nước của các phòng ban chuyên môn trong việc tuyển dụng từ khâu đầu vào trên địa bàn huyện Nông Cống còn nhiều bất cập.
Tiến Dũng - Xuân Sơn
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.