KTNT- Hiện nay nhiều diện tích đất nông nghiệp tại xã Đông Vinh (TP.Thanh Hóa) đang bị bỏ hoang và ô nhiễm môi trường do các Công ty khai thác đá gây nên.
Theo ghi nhận của phóng viên, tại khu vực xã Đông Vinh là khu có nhiều doanh nghiệp đang khai thác chế biến vật liệu xây dựng, do đó hàng ngày bụi bay mù mịt, xe ô tô chở vật liệu xây dựng đi cày nát đường. Vào thời điểm này tuy chưa phải vụ trồng lúa, nhưng cũng dễ nhận thấy những diện tích đất bỏ hoang lâu năm, những cây cỏ dại mọc tốt um tùm. Người dân thì khổ sở khi sống chung với khu công nghiệp khai thác đá tiếng ồn từ máy móc, tiếng mìn nổ và bụi bặm trắng xóa trên các nẻo đường.
Diện tích đất bên cạnh khu khai thác đá bị bỏ hoang nhiều năm nay. |
Để tìm hiểu nguyên nhân những diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang chúng tôi đã gặp ông Ngô Xuân Nhàn, Phó chủ tịch UBND xã Đông Vinh ông cho biết: “Toàn xã có 182 ha đất nông nghiệp, trong đó chủ yếu là cánh đồng Cửa Thung của thôn Đồng Cao, có hơn 1ha diện tích bị bỏ hoang từ nhiều năm nay và trên 10 ha lúa bị giảm tới 30% năng suất do ô nhiễm bụi bặm và nguồn nước thải từ các doang nghiệp khai thác đá, chế biến vật liệu xây dựng trên địa bàn. Hiện tại khu công nghiệp này có gần 20 công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động khai thác đá và chế biến vật liệu xây dựng. Vừa qua chúng tôi đã nhận được ý kiến phản ánh của 13 hộ dân có diện tích đất bị bỏ hoang và hơn 40 hộ dân bị ảnh hưởng ô nhiễm môi trường, xã đã lập văn bản đề nghị cấp trên xem xét giải quyết và có hướng chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp cho các hộ dân”.
Ông Nhàn còn cho biết thêm, một phần nguyên nhân tại đây nữa là do xã Đông Vinh có quy hoạch “treo” bãi đổ xe và cây xanh từ 2004 đến nay chưa được thực hiện vì chưa có nhà đầu tư. Do đó, một số doanh nghiệp đã thỏa thuận địa điểm làm nơi chế biến và tập kết khai thác vật liệu xây dựng gây nên ô nhiễm.
Trước tình hình trên đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa sớm có biện pháp và hướng giải quyết dứt điểm để đảm bảo quyền lợi cho nhân dân./.
Văn Tuyên
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.