Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ tư, ngày 1 tháng 10 năm 2014 | 8:32

Thanh Hóa: Hơn 10 năm giảng dạy vẫn hưởng lương tối thiểu!

KTNT - 7 giáo viên hơn 10 năm cống hiến cho Trường THPT Tĩnh Gia 5 (Thanh Hóa) nhưng qua nhiều đợt tuyển dụng, vẫn không được vào danh sách biên chế. Công việc và cuộc sống của họ sẽ đi về đâu nếu nhà trường cắt hợp đồng?

 
Trường THPT Tĩnh Gia 5.
 
Theo đơn phản ánh của các giáo viên gửi Báo Kinh tế nông thôn, họ tham gia giảng dạy ở Trường THPT Tĩnh Gia 5 từ khi trường mới thành lập, đang còn là trường THPT bán công. Nếu tính thâm niên, có người đã công tác 14 năm, còn lại trung bình 8 – 9 năm. Theo Quyết định số 685/2007/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thanh Hóa ngày 2/3/2007, thì năm 2008 có 7 giáo viên được Hiệu trưởng Trường THPT Bán công số 1 Tĩnh Gia lúc bấy giờ là ông Nguyễn Văn Ninh ký hợp đồng thử việc 1 năm. Hết hợp đồng 1 năm, ông Ninh chuyển công tác, số giáo viên trên lại ký tiếp hợp đồng có thời hạn với Hiệu trưởng mới là ông Nguyễn Ngọc Thơi. Trong quá trình giảng dạy tại trường, các giáo viên được đóng bảo hiểm xã hội và được tăng bậc lương theo ngạch công chức. Đến tháng 8/2014, nhà trường gửi thông báo cho 7 giáo viên trên rằng ngân sách của trường chỉ có thể trả lương 1.150.000 đồng/ tháng (bằng mức lương tối thiểu chung do nhà nước quy định), lúc này mọi người mới té ngửa hợp đồng trên chỉ là hợp đồng của trường
 
Trong tâm trạng buồn, giáo viên dạy Văn Lê Thị Hạnh, một trong những người đang có nguy cơ thất nghiệp, nói: “Thời điểm Trường THPT Tĩnh Gia 5 đang là trường bán công, dù thường xuyên bị chậm lương, điều kiện giảng dạy khó khăn nhưng chúng tôi vẫn cùng Ban giám hiệu, đồng nghiệp tận tâm với nghề, cống hiến cho ngành giáo dục với hi vọng một ngày nào đó sẽ được biên chế. Không ngờ, trong nhiều đợt tuyển dụng công chức, chúng tôi đều bị gạt ra khỏi danh sách tuyển dụng”.
 
Được biết, năm 2010, trong quá trình chuyển đổi từ trường bán công sang công lập, có nhiều đợt chuyên viên của Sở Giáo dục và Sở Nội vụ về công tác, 7 giáo viên trên đã có ý kiến về công việc và hợp đồng lao động thì các đoàn công tác của các sở hứa sẽ xem xét, giải quyết. Nhưng kết quả khi trường chuyển sang công lập, các giáo viên vẫn nằm ngoài danh sách của Sở Giáo dục. Đặc biệt, năm 2011, tính theo đầu học sinh, Trường THPT Tĩnh Gia 5 thiếu hơn 20 giáo viên biên chế và khi đó 24 giáo viên mới được tuyển dụng về trường, nhưng điều đáng buồn, không có một cái tên nào của 7 giáo viên đang dạy hợp đồng tại trường.

  

Thầy Thơi cho rằng, nguyên nhân khiến 7 giáo viên có nguy cơ thất nghiệp là do Hiệu trưởng cũ.

Trao đổi về vấn đề này, với ông  Nguyễn Ngọc Thơi, Hiệu trưởng Trường THPT Tĩnh Gia 5, cho biết: Hiện nay nhà trường vẫn giữ lại 7 giáo viên này và chi trả mức lương bằng mức lương tối thiểu là 1.150.000 đồng/tháng và bảo hiểm thì nhà trường chi trả. Tuy nhiên, các giáo viên này chỉ ký hợp đồng năm một với nhà trường. Ông Thơi cho rằng, khi trường đang còn là trường THPT bán công, thầy Phạm Văn Ninh (hiệu trưởng cũ) đã ký hợp đồng với các giáo viên trên nhưng không hiểu lý do gì lại không trình danh sách lên Sở  nên giờ mới xảy ra hậu quả thế này.
 
Theo ông Phạm Văn Ninh (nguyên Hiệu trưởng), hiện đang giữ chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện Tĩnh Gia, năm 2001, khi thành lập trường công lập, do điều kiện giáo viên thiếu nên nhà trường phải ký hợp đồng với các giáo viên này, tất cả chi phí lương, bảo hiểm đều được cân đối bằng tiền đóng góp của học sinh. Đến năm 2008, tôi chuyển công tác thì số giáo viên này bàn giao lại cho nhà trường, cụ thể là thầy Thơi, Hiệu trưởng quản lý, còn sự thể đến nay các giáo viên này không được vào biên chế thì tôi không rõ…”.
 
Hơn 10 năm cống hiến cho nhà trường và ngành Giáo dục nhưng 7 giáo viên trên chỉ đánh đổi được một suất lương tối thiểu/tháng, họ còn phải sống trong  tâm trạng lo âu khi nhà trường thanh lý hợp đồng. Nguy cơ thất nghiệp của những giáo viên Trường THPT Tĩnh Gia 5 phải chăng là do sự thờ ơ xem nhẹ nghề nghiệp, xem nhẹ cuộc sống của họ. Câu chuyện buồn này chúng tôi xin chuyển cho các ngành chức năng tỉnh Thanh Hóa lý giải...

                                                                                   Tân Thành
 
KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top