KTNT - Ngày 30/1/2016, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 15/PC44: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại điều 285 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam để tiến hành điều tra theo qui định của pháp luật…
Phía bị đòi nợ là ông Cao Tiến Đoan - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Cty Đông Á. Những người đi đòi nợ tự xưng là người của ông Cao Văn Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị của Công ty chứng khoán Kenanga.
Quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan CSĐT Việt Nam (Cty KVS).
Trước đó, ngày 4/9/2015, Công an Thanh Hóa nhận được đơn tố cáo của ông Cao Tiến Đoan, Tổng giám đốc Công ty bất động sản Đông Á có địa chỉ tại phường Đông Hương, Thành phố Thanh Hóa về việc: Ngày 26/5/2015 có 3 người gồm: Nguyễn Thị Thanh Bình, Trịnh Minh Quân, Nguyễn Việt Dũng cùng một số nhân viên của Công ty cổ phần chứng khoán Kenanga (KVS) có trụ sở tại số 2D Đường Thành, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội đi từ Hà Nội vào Thanh Hóa căng băng rôn đòi nợ, dán ảnh chân dung ông Cao Tiến Đoan ở hai bên hông xe ôtô, đem theo thư đòi nợ đến trụ sở Công ty bất động sản Đông Á để gây rối trật tự công cộng, làm nhục và vu khống ông Cao Tiến Đoan.
Sau khi sự việc xảy ra, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã có công văn gửi cơ quan chức năng trên cơ sở đơn tố giác tội phạm của ông Cao Tiến Đoan. Theo xác minh ban đầu của Hiệp hội doanh nghiệp Thanh Hóa thì sự việc xảy ra đúng như nội dung báo cáo của doanh nghiệp. Theo nội dung công văn, Công ty Đông Á là một doanh nghiệp có uy tín, đang tham gia đầu tư vào các dự án lớn của tỉnh Thanh Hóa.
Qua quá trình kiểm tra, xác minh tin báo nêu trên của ông Cao Tiến Đoan, căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ thu thập được ngày 30/1/2016 Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 15/PC44: “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm đến lợi ích nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” quy định tại điều 285 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam để tiến hành điều tra theo qui định của pháp luật.
Tân Thành
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.