Ông Nguyễn Tiến Cường, Giám đốc Công ty Secpentin cho biết: “Hành động bán phá giá sản phẩm secpentin của Công ty TNHH Hoàng Ngân là nhằm thủ tiêu đối thủ để độc chiếm thị phần, đây là sự cạnh tranh thiếu lành mạnh vi phạm quy định tại Điều 23, Nghị định 116/2005/NĐ-CP”.
Theo tìm hiểu chúng tôi, Công ty Secpentin tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước. Năm 2005, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần, ngành nghề kinh doanh chính là khai thác, chế biến quặng secpentin, sản xuất kinh doanh phân bón NPK và nguyên liệu cung cấp cho các các nhà máy sản xuất phân bón. Năm 1975, Công ty được giao khu vực khai thác mỏ tại xã Tế Lợi (Nông Cống - Thanh Hoá). Quyết định 147 CNgN/KTM ngày 17/4/1991 của Bộ Công nghiệp nặng đã cấp phép khai thác mỏ (không ghi thời hạn khai thác) cho Công ty. Theo Luật Khoáng sản hiện hành, đơn vị đang xúc tiến làm các thủ tục để xin đổi lại gấy phép.
Đơn kêu cứu của Công ty cổ phần phân bón Thanh Hóa gửi các cơ quan báo chí. |
Hơn 30 năm qua, Công ty Secpentin luôn là bạn hàng truyền thống cung cấp secpentin cho Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển, Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Ninh Bình, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hoá Chất Lâm Thao. Tuy nhiên, từ năm 2009 Công ty TNHH Hoàng Ngân Ninh Bình được cấp mỏ trên địa bàn xã Tế Thắng (ngay cạnh Công ty Secpentin). Từ năm 2009, các chi phí cho một tấn quặng tăng lên nhiều nhưng giá bán secpentin cho các doanh nghiệp sản xuất phân lân nung chảy không tăng.
Trước khó khăn trên, Công ty Secpentin vẫn thực hiện ổn định giá để giữ uy tín và tìm hướng khắc phục để ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, Công ty TNHH Hoàng Ngân lại giảm giá bán secpentin cho các công ty khác. Cụ thể, từ tháng 09/2011, Công ty TNHH Hoàng Ngân giảm giá bán cho Công ty cổ phần phân lân Ninh Bình từ 265.000 đồng/tấn xuống còn 154.300 đồng/tấn. Tiếp đến, từ ngày 01/3/2012, Công ty TNHH Hoàng Ngân thực hiện giảm giá bán secpentin cho Công ty cổ phần Phân lân nung chảy Văn Điển từ 211.995 đồng/tấn xuống 154.300 đồng/tấn.
Với giá bán 154.300 đồng/tấn thì mỗi tấn secpentin, Công ty Secpentin lỗ khoảng 100.000 đồng (chi phí vận chuyển từ mỏ đi ga Yên Thái là 13.000 đồng/tấn cộng với chi phí vận chuyển từ ga Yên Thái đến Văn Điển là 99.000 đồng/tấn chưa kể thuế VAT và các chi phí khác). Mặc dù lỗ nhưng để giữ chân khách hàng nên Công ty Secpentin cũng phải giảm theo, do vậy số tiền lỗ tại Công ty ngày càng tăng lên và có nguy cơ phá sản. Hiện đời sống của 170 cán bộ, công nhân viên của Công ty Secpentin đang gặp rất nhiều khó khăn.
Có hay không việc phá giá bán secpentin? Thiết nghĩ cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh, làm rõ vụ việc nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho doanh nghiệp phát triển./.
Tân Thành |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.