Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 27 tháng 8 năm 2014 | 8:52

Thanh Hóa: Nhà hơn 10 năm không có ngõ

KTNT – Mặc dù đã được chính quyền địa phương hòa giải nhiều lần nhưng một gia đình vẫn phải chịu cảnh không có ngõ đi, lối duy nhất vào nhà là… trèo tường. 

Hơn 10 năm phải trèo tường vào nhà

Theo đơn bà Phạm Thị Ánh, sinh năm 1974, trú tại thôn 1, xã Thiệu Lý (Thiệu Hóa - Thanh Hóa) gửi Báo Kinh tế nông thôn, gia đình bà đang khiếu nại việc TAND huyện Thiệu Hóa hơn 10 tháng qua chưa giải quyết dứt điểm vụ án khởi kiện đòi lại đường đi giữa gia đình bà và gia đình ông Nguyễn Bá Quyền.

Bà Ánh cho biết, trong suốt thời gian dài hòa giải ở cơ sở không thành, gia đình bà đã nộp đơn khởi kiện tại TAND huyện Thiệu Hóa nhưng chưa được giải quyết mà bị trì hoãn do nhiều lý do.

Lối đi mà gia đình bà Ánh đang tranh chấp với hộ ông Quyền.  

Theo đó, gia đình bà nộp đơn khởi kiện tại TAND huyện Thiệu Hóa với nội dung: Ông Nguyễn Bá Miêu và bà Nguyễn Thị Kính có 4 người con trai là Nguyễn Bá Ước, Nguyễn Bá Đước, Nguyễn Bá Tước, Nguyễn Bá Cước; được chia mỗi người một phần đất và có ngõ đi riêng. Đất của gia đình bà Ánh hiện là phần đất của ông Cước bán lại cho ông Nguyễn Bá Nhiên (anh trai chồng bà Ánh).

Năm 1992, bà Ánh được ông Nhiên cho gia đình bà một suất đất đứng tên quyền sử dụng đất. Gia đình bà Ánh sử dụng, sinh sống trên phần đất đó từ đó đến nay. Ông Nhiên và bà Ánh nhiều lần yêu cầu ông Quyền trả lại ngõ đi vào phần đất của gia đình bà Ánh nhưng ông Quyền luôn khất lại. Vì nể tình anh em nên gia đình bà Ánh đi nhờ ngõ nhà ông bác phía sau nhà.

Năm 2008, gia đình bà Ánh làm đơn khiếu nại lên xã Thiệu Vận, và xã đã giải quyết bằng việc hòa giải, ông Quyền đồng ý trả lại ngõ đi cho gia đình bà Ánh 1,5m, và được gia đình bà Ánh hỗ trợ cho 10 triệu đồng để phá bỏ chuồng bò trên đường đi. Tuy nhiên, sau đó gia đình ông Quyền không đồng ý phá chuồng bò mở ngõ đi cho gia đình bà Ánh.

Vì thế, gia đình bà Ánh luôn chịu cảnh sinh hoạt, đi lại khó khăn, bức bách về đường đi lại. Đã nhiều lần anh em, con cái gia đình bà Ánh phải trèo qua tường mới vào được nhà.

Quá bức xúc, ngày 17/10/2013, gia đình bà Ánh có đơn khởi kiện và đã được TAND huyện Thiệu Hóa thụ lý. 

Vụ án phức tạp?

Qua làm việc với TAND huyện Thiệu Hóa được biết, đối với hộ ông Nguyễn Bá Quyền tại sổ mục kê xã Thiệu Lý (năm 1992, bản đồ 299) thể hiện diện tích đất “xã Thiệu Vận” là 305m2. Tại biên bản kiểm tra đất ngày 10/4/2010, tờ bản đồ số 2, thửa đất 84, diện tích 305m2 đứng tên hộ ông Nguyễn Bá Quyền. Theo tờ số 09, bản đồ địa chính xã Thiệu Vận cấp thì hộ ông Quyền ở thửa 699, diện tích là 332,5m2 (So với các tài liệu có trong hồ sơ, diện tích hộ ông Quyền đang sử dụng thừa 27,5m2).

Đối với hộ gia đình bà Phạm Thị Ánh, tại sổ mục kê lập năm 1992, bản đồ 299 thể hiện diện tích là 290m2. Theo bản trích đo thửa đất hộ nhân dân ngày 25/7/2013 của UBND xã Thiệu Lý tại bản đồ số 8, bản đồ địa chính 2011, thửa 28, diện tích 286,6m2. Tại biên bản kiểm tra đất ngày 10/4/2010 của UBND xã Thiệu Vận, hộ bà Phạm Thị Ánh, theo tờ bản đồ số 09, thửa 668, diện tích 286,5m2 (sau khi có tranh chấp, chưa đo đạc kiểm tra lại hiện trạng thực tế).

Theo TAND huyện Thiệu Hóa, các bên đương sự không cung cấp được cho Tòa án các chứng cứ đầy đủ. Hơn nữa, diện tích đất đang tranh chấp có mốc giới tranh chấp giáp ranh giữa hai xã Thiệu Lý và Thiệu Vận nên Tòa án yêu cầu hai xã cung cấp thông tin về nguồn gốc và mốc giới đất. Ngày 08/04/2014, TAND huyện Thiệu Hóa có Công văn số 56/CV-TA gửi UBND xã Thiệu Vận đề nghị phối hợp với tòa cung cấp thông tin, chứng cứ trong vụ án. Tuy nhiên, trong thời gian chờ UBND xã Thiệu Vận trả lời mà thời hạn chuẩn bị xét xử đã hết nên ngày 16/4/2014, TAND huyện Thiệu Hóa ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 01/2014/QĐST – DS.

Trao đổi với phóng viên, ông Lê Đình Thông, Chánh án TAND huyện Thiệu Hóa, cho biết: Chúng tôi đã nhận và thụ lý vụ án, khi kiểm tra hồ sơ thì thấy chưa có chứng cứ đầy đủ. Hộ nhà ông Nguyễn Bá Nhiên (bà Phạm Thị Ánh) cần phải yều cầu xã phân định lại mốc giới. Do hai xã chưa xác định được mốc giới nên chúng tôi tạm đình chỉ vụ án và có công văn yêu cầu xã làm. Thậm chí thẩm phán xuống làm việc thì xã lại phớt lờ. 

“Vụ án này không phải một xã mà liên quan đến hai xã, phần đất nhà ông Quyền thì ở xã Thiệu Vận, phần đất nhà bà Ánh thì ở xã Thiệu Lý. Liên quan đến mốc giới hai địa phận và hai nhà nên vụ án khá phức tạp. Sắp tới, chúng tôi sẽ có buổi làm việc, kết hợp với địa phương, mời tất cả các đương sự, luật sư làm rõ. Khi làm rõ rồi, nếu ông Quyền có lấn chiếm thì phải trả lại cho bà Ánh, không có lấn chiếm xảy ra thì chúng tôi sẽ có thông báo. Có sự lấn chiếm giữa các bên thì chúng tôi hòa giải”, ông Thông cho biết thêm.

Theo ông Trịnh Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Thiệu Lý, vụ việc tranh chấp đường đi của bà Ánh và ông Quyền chúng tôi đã hòa giải một lần nhưng không thành. Bây giờ toàn bộ sự việc giao cho TAND huyện Thiệu Hóa, việc Tòa giải quyết như thế nào thì cũng chưa có thông báo gì về cho xã. Chúng tôi cũng chưa nhận được công văn nào của TAND huyện Thiệu Hóa”.

Ông Nguyễn Duy Hiệp, Chủ tịch UBND xã Thiệu Vận, trong buổi làm việc với phóng viên. 


Ông Nguyễn Duy Hiệp, Chủ tịch UBND xã Thiệu Vận, cho biết: Vụ việc diễn ra vào những năm 2004 - 2005, xã rất tích cực giải quyết nhưng không thành.

“Trách nhiệm, chức năng của UBND xã chỉ làm việc hòa giải, còn việc phân định rõ ràng lại mốc giới giữa hai xã, hai nhà mà TAND huyện Thiệu Hóa yêu cầu chúng tôi không làm được. Việc TAND huyện Thiệu Hóa có Công văn số 56/CV – TA, chúng tôi đã có báo cáo số 08/BC – UBND gửi lên Tòa. Về việc giải quyết, chúng tôi đã cung cấp các số liệu, thông tin cụ thể rồi”, ông Hiệp nói.

Chỉ vì một lối đi mà hơn 10 năm qua gia đình bà Ánh phải ôm đơn đi gõ cửa các cơ quan chức năng, trông chờ vào chính quyền địa phương và Tòa án. Gia đình bà luôn phải chịu cảnh cấm vận ngay trong thôn xóm và anh em, bạn bè. Thiết nghĩ, qua sự việc trên, ngoài trách nhiệm giải quyết bằng pháp lý thì trách nhiệm giải quyết bằng tình cảm, sự vận động của các đoàn thể và chính quyền cũng là giải pháp giúp cho công dân sống trong cộng đồng có trách nhiệm với nhau hơn, tạo điều kiện để họ gần gũi, giúp nhau nhiều hơn, nhất là trong lúc khó khăn hoạn nạn.    

Tân Thành-Hữu Chí

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top