Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 7 tháng 5 năm 2014 | 9:13

Thanh Hóa: Nhức nhối nạn “cát tặc” trên sông Chu

Thời gian qua nhiều hộ dân xã Thiệu Nguyên, Thiệu Hóa, Thanh Hóa vô cùng bức xúc trước việc một số tàu, thuyền bất chấp việc kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng vẫn thu hút cát trái phép gây soạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đất sản xuất, canh tác của người dân.“Cát tặc” hoành hànhTheo phản ánh của nhiều hộ dân xã Thiệu Nguyên có đất canh tác dọc bờ sông Chu, tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra trong ba năm trở lại đây đã gây sạt lở nghiêm trọng đến diện tích đất canh tác, hoa màu. Mặc dù người dân đã có những kiến nghị lên chính quyền xã và xã cũng đã lập biên bản nhiều trường hợp nhưng “cát tặc” vẫn lộng hành.Theo quan sát của chúng tôi, dọc bờ sông Chu dài 4km qua địa phận xã Thiệu Nguyên bị sạt lở nghiêm trọng, một số cây cối, hoa màu của người dân đang bị đe dọa. Hiện tại ở khu vực này, chúng tôi  phát hiện có ba tàu thuyền với các máy công suất lớn đang ráo riết khai thác cát, thấy chúng tôi quay phim các chủ tàu, thuyền nhanh chóng dừng hút và lái thuyền ra giữa sông

Các tàu, thuyền đang ngang nhiên hút cát trái phép gây sạt lở nghiêm trọng.


Ông Phạm Văn Nam, người dân thôn Nguyên Tiến, xã Thiệu Nguyên cho biết: “Ngày nào cũng có tình trạng tàu, thuyền hút cát tại các khu vực bờ sông Chu các chú à! dân tình chúng tôi kêu gọi cơ quan chức năng vào cuộc nhưng vẫn không chấm dứt được. Bây giờ con đường để người dân chúng tôi đi dọc bờ sông Chu cũng đã bị sạt lở.  Nhiều lần chúng tôi kết hợp với chính quyền địa phương xua đuổi, ngăn cấm và có trường hợp bị lập biên bản  nhưng các tàu thuyền vẫn cố tình hút cát trộm”.

Ông Nguyễn Viết Lực, cán bộ địa chính UBND xã Thiệu Nguyên cho biết, Tình trạng khai thác cát trái phép đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tính đất canh tác của nhiều hộ dân trên địa bàn xã, đặc biệt gây sạt lở, ăn sâu vào diện tích đất của chính quyền xã. Diện tích đất thầu của xã dọc bờ sông Chu là 21,9 ha, hiện đã bị sạt lở vào 100m, còn đất đất canh tác của người dân thì bị sạt lở vào mất 4 – 5m. Diện tích bên ngoài mỏ khai thác bị sạt lở là do tàu thuyền của Công ty Hưng Đô và một số tàu thuyền khác đã hút cát tại khu vực bờ sông Chu. 

Cũng theo ông Lực, trên địa bàn có Công ty Hưng Đô được UBND tỉnh cấp phép khai thác cát năm 2009. Tuy nhiên diện tích được cấp phép khai thác thì công ty này ít khai thác mà lại cho tàu, thuyền khai thác khu vực xung quanh gây sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng canh tác của người dân.

Nhiều diện tích hoa màu của người dân dọc bờ sông Chu đang
bị đe dọa nghiêm trọng bởi “cát tặc” hoành hành.


Chính quyền bất lực

Trước tình trạng “cát tặc” ngang ngược khai thác, chính quyền UBND xã Thiệu Nguyên đã nhiều lần yêu cầu các tàu thuyền dừng khai thác. Tuy nhiên các tàu thuyền vẫn khai thác mặc cho người dân kêu ca, chính quyền ngăn cấm.

“Tình trạng khai thác cát ngoài mỏ cát xuất hiện từ năm 2011 nhưng ít, đến cuối năm 2013, đầu năm 2014 thì tình trạng này liên tục xảy ra, khiến dân trong xã bức xúc. Chúng tôi đã tiến hành lập biên bản 6 vụ, trong đó xử  lý vi phạm 13 thuyền. Xử lý xong đâu cũng vào đấy, các tàu, thuyền vẫn không ngừng khai thác. Hiện nay thì tình trạng trên vẫn thường xuyên diễn ra, đặc biệt là vào thứ 7 và chủ nhật, lợi dụng cơ quan ban ngành nghỉ là các tàu thuyền lại khai thác. Ngày 6/5 lực lượng công an xã và dân quân đã bắt được một thuyền của Công ty Hưng Đô đang khai thác tại khu vực ngoài mỏ cát” Ông Nguyễn Viết Lực cho biết thêm.

Người dân cho biết đã có lần trâu bò bị rơi chết tại các địa
 điểm dọc bờ sông Chu do sạt lở.


Cũng theo ông Lực, để chấm dứt tình trạng trên, UBND xã Thiệu Nguyên cũng đã có tờ trình, báo cáo lên UBND huyện Thiệu Hóa. Ngay sau đó đội liên ngành của UBND huyện Thiệu Hóa cũng đã hỗ trợ lập biên bản vi phạm. Ngày 27/4, tổ liên ngành huyện Thiệu Hóa cũng đã lập biên bản 12 tàu, thuyền  vi phạm khai thác cát tại khu vực chưa được giải phóng mặt bằng của mỏ cát. Tuy nhiên sau khi xử lý thì các tàu thuyền vẫn ngang nhiên hoạt động hết công suất.

Trước tình trạng trên, yêu cầu các cơ quan ban ngành cần vào cuộc xử lý dứt điểm các tàu, thuyền khai thác cát trái phép gây sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích canh tác của hàng trăm hộ dân.

Hữu Chí

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top