Thời gian qua nhiều hộ dân xã Thiệu Nguyên, Thiệu Hóa, Thanh Hóa vô cùng bức xúc trước việc một số tàu, thuyền bất chấp việc kiểm tra, xử lý của cơ quan chức năng vẫn thu hút cát trái phép gây soạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đất sản xuất, canh tác của người dân.“Cát tặc” hoành hànhTheo phản ánh của nhiều hộ dân xã Thiệu Nguyên có đất canh tác dọc bờ sông Chu, tình trạng khai thác cát trái phép diễn ra trong ba năm trở lại đây đã gây sạt lở nghiêm trọng đến diện tích đất canh tác, hoa màu. Mặc dù người dân đã có những kiến nghị lên chính quyền xã và xã cũng đã lập biên bản nhiều trường hợp nhưng “cát tặc” vẫn lộng hành.Theo quan sát của chúng tôi, dọc bờ sông Chu dài 4km qua địa phận xã Thiệu Nguyên bị sạt lở nghiêm trọng, một số cây cối, hoa màu của người dân đang bị đe dọa. Hiện tại ở khu vực này, chúng tôi phát hiện có ba tàu thuyền với các máy công suất lớn đang ráo riết khai thác cát, thấy chúng tôi quay phim các chủ tàu, thuyền nhanh chóng dừng hút và lái thuyền ra giữa sông
Các tàu, thuyền đang ngang nhiên hút cát trái phép gây sạt lở nghiêm trọng. |
Ông Phạm Văn Nam, người dân thôn Nguyên Tiến, xã Thiệu Nguyên cho biết: “Ngày nào cũng có tình trạng tàu, thuyền hút cát tại các khu vực bờ sông Chu các chú à! dân tình chúng tôi kêu gọi cơ quan chức năng vào cuộc nhưng vẫn không chấm dứt được. Bây giờ con đường để người dân chúng tôi đi dọc bờ sông Chu cũng đã bị sạt lở. Nhiều lần chúng tôi kết hợp với chính quyền địa phương xua đuổi, ngăn cấm và có trường hợp bị lập biên bản nhưng các tàu thuyền vẫn cố tình hút cát trộm”.
Ông Nguyễn Viết Lực, cán bộ địa chính UBND xã Thiệu Nguyên cho biết, Tình trạng khai thác cát trái phép đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tính đất canh tác của nhiều hộ dân trên địa bàn xã, đặc biệt gây sạt lở, ăn sâu vào diện tích đất của chính quyền xã. Diện tích đất thầu của xã dọc bờ sông Chu là 21,9 ha, hiện đã bị sạt lở vào 100m, còn đất đất canh tác của người dân thì bị sạt lở vào mất 4 – 5m. Diện tích bên ngoài mỏ khai thác bị sạt lở là do tàu thuyền của Công ty Hưng Đô và một số tàu thuyền khác đã hút cát tại khu vực bờ sông Chu.
Cũng theo ông Lực, trên địa bàn có Công ty Hưng Đô được UBND tỉnh cấp phép khai thác cát năm 2009. Tuy nhiên diện tích được cấp phép khai thác thì công ty này ít khai thác mà lại cho tàu, thuyền khai thác khu vực xung quanh gây sạt lở, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vùng canh tác của người dân.
Nhiều diện tích hoa màu của người dân dọc bờ sông Chu đang |
Người dân cho biết đã có lần trâu bò bị rơi chết tại các địa |
Hữu Chí |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.