KTNT- Hơn 400 cây quất cảnh trị giá hàng trăm triệu đồng đã bị chết sạch vì kẻ gian dùng thuốc cỏ liều lượng cao phá hoại.
Sự việc xảy ra vào tối ngày 7/1 tại gia đình anh Lê Huy Việt và anh Vũ Đức Huế, cùng trú tại thôn 7 xã Hợp Tiến, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Anh Lê Huy Việt cho biết: “Sáng 8/1, khi ra thăm vườn quất thì thấy toàn bộ số cây quất trong vườn bị chết cháy, mùi thuốc cỏ còn nồng nặc. Tôi biết là người ta phá hoại nhưng không có chứng cứ nên không làm gì được”.
Anh Việt thu gom những quả quất rụng do bị kẻ gian phun thuốc diệt cỏ.
Được biết, vườn quất nhà anh Huy gồm 300 gốc, trồng được 3 năm, đã có thương lái đặt mua, mỗi cây trị giá 280.000 đồng.
“Gia đình tôi làm nghề nông, quanh năm chỉ trông chờ vào mấy cây quất để có tiền tiêu Tết và đóng học cho con, bây giờ đã chết sạch nên tôi chẳng biết làm sao nữa”, anh Huy ngậm ngùi.
Cách vườn nhà anh Huy khoảng 300m là vườn của gia đình anh Vũ Đức Huế. Do trồng ít hơn nên gia đình anh Huế chăm sóc tốt, cây khỏe khoắn hơn. Thương lái đã trả 300.000 đồng/cây nhưng anh vẫn chưa bán. Vậy mà chỉ trong vòng một đêm, toàn bộ số cây quất nhà anh cũng bị chết sạch do người xấu dùng thuốc cỏ phun.
Chỉ sau một đêm, hàng trăm gốc quất nhà chị Lụa bị chết cháy, cây bắt đầu úa và rụng lá
Nhìn vườn quất chết cháy, chị Nguyễn Thị Lụa (33 tuổi), vợ anh Huế ngậm ngùi: “Chúng nó ác quá chú à, gia đình tôi bấy lâu nay có thù oán với ai đâu, vậy mà miếng cơm manh áo của chúng tôi, chúng cũng phá”.
Theo ghi nhận của chúng tôi, hai vườn quất bị hại nêu trên đều trong tình trạng rụng quả, rụng lá, cây bắt đầu úa và chết dần. Ở một số cây vẫn còn ngửi thấy mùi thuốc cỏ cháy.
Ông Vũ Đ. B (57 tuổi), người cùng thôn, cho biết: “Gia đình anh Huế sống hòa thuận với mọi người, không xích mích với ai. Anh Huế lại là Bí thư Chi bộ nên được bà con tin tưởng yêu quý”.
Chị Lụa chỉ biết đứng nhìn vườn quất héo dần mà ứa nước mắt
Trao đổi về việc này, ông Trịnh Văn Đồng, Chủ tịch UBND xã Hợp Tiến, cho biết: “Ngay sau khi nhận được phản ánh của hai hộ dân về tình trạng vườn quất bị phá hoại, tôi đã cử Công an xã xuống hiện trường nắm bắt tình hình. Nhận thấy sự việc phức tạp nên chúng tôi đã trình báo lên Công an huyện để phối hợp điều tra làm rõ”.
Cũng theo ông Đồng, hộ anh Việt và hộ anh Huế thuộc diện trồng nhỏ lẻ, mới bắt đầu trồng khoảng 6 năm nay. Hai gia đình đều thuộc diện khó khăn, cuộc sống đều trông chờ vào vườn quất.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Hà Khải - Xuân Sơn
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.