Thanh tra Chính phủ đã chính thức vào cuộc thanh tra tài sản nhà, đất của gia đình ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) tỉnh Yên Bái.
>> Thu nhập 2,5 triệu đồng/tháng và những biệt thự hoành tráng ở Yên Bái
>> Thanh tra Chính phủ làm rõ tài sản của Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái
>> Yêu cầu của UBND tỉnh Yên Bái có phù hợp?
>> Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái nói về "biệt phủ" rộng 1,3 ha đứng tên vợ Giám đốc Sở TNMT
>> Dinh cơ “đồ sộ” của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái
Một góc dinh cơ “đồ sộ” của gia đình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái.
Theo đó, Đoàn Thanh tra sẽ tiến hành thanh tra việc quản lý đất đai, cấp giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép của UBND tỉnh Yên Bái với thửa đất tại tổ 42 và tổ 52 phường Minh Tân, TP. Yên Bái (Yên Bái) của gia đình bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Phạm Sỹ Quý); đồng thời thanh tra việc chấp hành pháp luật về phòng chống tham nhũng đối với những người có nghĩa vụ phải kê khai về thửa đất trên. Thời gian thanh tra dự kiến kéo dài trong 15 ngày.
Ngày 8/6, sau khi tiếp nhận thông tin từ báo chí, trong đó có báo Kinh tế nông thôn, UBND tỉnh Yên Bái đã chỉ đạo Thanh tra tỉnh Yên Bái thành lập đoàn liên ngành và đã tiến hành thanh tra theo thẩm quyền. Tuy nhiên, do gia đình bà Hoàng Thị Huệ là người nhà của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đương nhiệm nên UBND tỉnh Yên Bái đã đề nghị Thanh tra Chính phủ lên thanh tra làm rõ để đảm bảo khách quan, minh bạch đối với các nội dung thanh tra như đã nêu trên.
Trước đó, báo Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, từ tháng 7/2015, UBND TP.Yên Bái đã có nhiều quyết định liên tiếp cho phép chuyển đổi hơn 13.000m2 đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang đất ở cho gia đình ông Quý. Trong 7 quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà UBND TP.Yên Bái ban hành, có tới 6 quyết định được ký trong 1 ngày, đồng ý cho hơn 13.000m2 đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản sang “đất ở” cho bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Quý).
Cụ thể, ngày 20/7/2015, ông Nguyễn Yên Hiền, Phó chủ tịch UBND TP.Yên Bái ký các quyết định số 2356; 2357; 2358; 2359; 2360; 2361/QĐ-UBND cho phép chuyển đổi 13.272m2 đất rừng, đất trồng cây lâu năm, đất thủy sản thành đất ở đứng tên bà Hoàng Thị Huệ.
Ngày 02/6/2016, ông Hiền tiếp tục ký tiếp Quyết định số 1639/QĐ-UBND để chuyển đổi 308m2 cho gia đình ông Quý.
Ở một diễn biến khác, vào năm 2014, hàng loạt giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được UBND TP.Yên Bái cấp cho bà Hoàng Thị Huệ, cụ thể:
Ngày 23/6/2014, ông Trần Xuân Thủy, Phó chủ tịch UBND TP.Yên Bái, trong 1 ngày đã ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các thửa đất ở Tờ bản đồ số 47, gồm thửa đất số 09, diện tích 250m2 với mục đích sử dụng làm đất nuôi trồng thủy sản, thời hạn sử dụng đến hết ngày 23/6/2034; thửa đất số 06 với diện tích 400m2, sử dụng làm đất ở đô thị (OĐT); thửa đất số 05 với diện tích 933m2, được sử dụng đến hết ngày 23/6/2064 để trồng cây lâu năm khác.
Trả lời báo chí về tư gia “khủng” của Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái có được thanh tra, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ), Trưởng đoàn thanh tra, cho biết: Vấn đề này rất nhiều cơ quan báo chí, dư luận phản ánh và chuyển cho tôi về ý kiến này. Quyết định thanh tra tài sản của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường là theo đề nghị của UBND tỉnh Yên Bái và Tổng Thanh tra Chính phủ quyết định việc này. Đối với những vấn đề thanh tra dinh thự của Giám đốc Công an tỉnh Yên Bái, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Yên Bái thì trách nhiệm thuộc thẩm quyền của tỉnh. Tỉnh Yên Bái cần chủ động xem xét các ý kiến của dư luận, báo chí như thế nào. Việc cần phải thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra hay không thì tỉnh Yên Bái phải chủ động trong vấn đề này. Ngoài ra, tỉnh cũng cần xử lý trước các vấn đề dư luận nêu. Nếu tỉnh thấy vướng mắc cái gì thì có thể đề nghị với Chính phủ, Thanh tra Chính phủ. |
Cũng trong ngày 23/6/2014, tại Tờ bản đồ số 4, thửa đất số 155, UBND TP.Yên Bái cũng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với 25.966m2 đất rừng sản xuất tới năm 2064 cho bà Huệ.
Ngày 22/3/2016, ông Nguyễn Yên Hiền, Phó chủ tịch UBND TP. Yên Bái, tiếp tục ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 300m2 đất ở đô thị tại Tờ bản đồ số 4, thửa đất số 450 cho bà Huệ.
Tại Quyết định số 666/QĐ-UBND ngày 12/5/2014 của UBND tỉnh Yên Bái, phần “Quy mô diện tích dự kiến thực hiện” ghi là 2,98ha, trong đó đất trồng lúa là 0,3ha, đất khác là 2,68ha… Quyết định cũng ghi rõ, thời gian thực hiện và hoàn thành là năm 2016.
Như vậy, gia đình ông Quý đã đi trước “người dân” một bước, khi tháng 7/2015, hoàn thành việc chuyển đổi mục đích và trong số 2,68ha “đất khác” mà tỉnh quy hoạch cho phép người dân chuyển đổi thì gia đình ông Quý đã chuyển đổi hơn 1,3ha (chiếm gần 50% diện tích).
Nhóm PV
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.