Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 8 năm 2019 | 15:34

"Thay tên đổi chủ", dự án Eco Green Tower có hồi sinh?

Sau khi vỡ tiến độ tại dự án Eco Green Tower (quận Hoàng Mai, Hà Nội), chủ đầu tư dự án Công ty CP Sông Đà 1.01 đã chuyển nhượng dự án cho Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư bất động sản Bình Minh và được đổi tên thành Viễn Đông Star.

Nhiều điểm “nhập nhằng” sau chuyển nhượng

Theo phản ánh của hàng trăm khách hàng mua căn hộ tại dự án Eco Green Tower, theo hợp đồng mua bán căn hộ, chủ đầu tư cam kết sẽ bàn giao nhà theo dự kiến là đầu tháng 2/2018 và không chậm quá 90 ngày.

Nếu bên bán vi phạm hợp đồng (bàn giao không đúng tiến độ) thì bên bán phải trả cho bên mua lãi suất quá hạn. Sau 180 ngày kể từ thời điểm dự kiến bàn giao mà bên bán không bàn giao được thì bên mua có quyền đề nghị chấm dứt hợp đồng, bên bán phải hoàn tiền mua căn hộ cho bên mua và bị phạt vi phạm 10% giá trị căn hộ.

anh-2.jpg
Webites của Tập đoàn công nghiệp Viễn Đông không thấy tên đơn vị thành viên Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư bất động sản Bình Minh

 

Thế nhưng, tháng 6/2018, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 đã có thông báo về việc chậm bàn giao căn hộ tại dự án Eco Green Tower và cam kết bàn giao căn hộ cho khách hàng chậm nhất là thời điểm 31/8/2018. Tuy nhiên, đến nay chủ đầu tư vẫn chưa thực hiện cam kết trên và khách hàng cũng không thể liên lạc, làm việc được với chủ đầu tư.

Nhận thấy mình không có khả năng bàn giao căn hộ cho người dân, ngày 31/7/2019, Hội đồng Quản trị Công ty CP Sông Đà 1.01 ban hành Nghị quyết số 08/2019/NQ-HĐQT về việc thống nhất chuyển nhượng dự án Eco Green Tower – số 1, Giáp Nhị (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư bất động sản Bình Minh. Nghị quyết do ông Tạ Văn Trung, Chủ tịch HĐQT Công ty Sông Đà 1.01 ký.

Cụ thể, Sông Đà 1.01 sẽ chuyển nhượng cho Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư bất động sản Bình Minh toàn bộ thương phẩm còn lại và các quyền khai thác tại dự án Eco Green Tower bao gồm: Toàn bộ các căn hộ được chào bán cho người mua (tổng diện tích khoảng 16.171m2 sàn thông thuỷ); Toàn bộ diện tích sàn thương mại thuộc sở hữu và/ hoặc phân chia cho Sông Đàn 1.01 (khoảng 1.708m2); Toàn bộ diện tích để xe và/ hoặc quyền khai thác sàn để xe và các quyền khai thác dịch vụ khác tại dự án thuộc sở hữu và/ hoặc phân chia cho Sông Đà 1.01. 

Một điều đáng lưu ý của “phi vụ” chuyển nhượng này là tên của doanh nghiệp được chuyển nhượng lại không trùng với tên của chủ đầu tư ghi tại các tấm biển mới quanh dự án. Bên cạnh đó, webites của Tập đoàn công nghiệp Viễn Đông cũng không thấy tên đơn vị thành viên Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư bất động sản Bình Minh. Điểm trùng hợp duy nhất giữa 2 doanh nghiệp này là trụ sở đều ở 36 Hoàng Cầu, phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội.

a222.jpg
Phía ngoài công trường, tên dự án Eco Green Tower đã được đổi thành Viễn Đông Star.  

 

Theo ghi nhận của PV, công trường dự án Eco Green Tower đã có động thái mới, các tấm biển quanh dự án này đã được đổi tên thành Viễn Đông Star thuộc chủ đầu tư là Tập đoàn công nghiệp Viễn Đông. Tuy nhiên, công trường vẫn "cửa đóng then cài", không có dấu hiệu thi công.

 

Lùm xùm việc bảo lãnh ngân hàng

Như Báo Kinh tế nông thôn đã phản ánh, cũng chính tại dự án này, khi ký kết hợp đồng mua căn hộ, Sông Đà 1.01 có thông tin cho khách hàng về việc TP Bank tài trợ vốn trên cơ sở Hợp đồng cấp tín dụng hạn mức số 75-04.16/HMBL/TBBANK/TTKD.HO ngày 21/11/2016 và thông báo phát hành bảo lãnh cho Sông Đà 1.01 tại Văn bản số 68/2016/CV/TPB-TTKDHO ngày 22/11/2016.

Tuy nhiên, chủ đầu tư vi phạm cam kết tiến độ, khách hàng đã nhiều lần gửi đơn cho chủ đầu tư Sông Đà 1.01 và ngân hàng bảo lãnh cho dự án là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) yêu cầu giao nhà đúng cam kết và hỗ trợ từ phía ngân hàng bảo lãnh, nhưng không được thực hiện.

Trả lời về vấn đề này, TPBank cho biết, theo quy định, ngân hàng được phép có hợp đồng cấp hạn mức bảo lãnh cho chủ đầu tư, với bên nhận bảo lãnh được xác định theo từng lần cụ thể.

sau-lum-xum-bao-lanh-du-an-eco-green-tower-thay-ten-doi-chu-khach-mua-chung-cu-eco-green-tower-lien-tuc-cang-b-1565069745-width960height720.jpg
Khách hàng mua căn hộ dự án Eco Green Tower đứng trước trụ sở TPBank yêu cầu ngân hàng này thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

 

Thực hiện đúng quy định, các ngân hàng có ký thoả thuận cấp hạn mức bảo lãnh với chủ đầu tư để bảo lãnh cho người mua nhà. Sau đó, trên cơ sở đề nghị của chủ đầu tư và bên mua, ngân hàng sẽ phát hành cam kết bảo lãnh riêng cho từng bên mua, và ngân hàng sẽ có trách nhiệm hoàn trả cho người mua nhà trên cơ sở văn bản cam kết bảo lãnh đã phát hành cho từng người mua, trong trường hợp chủ đầu tư không giao nhà theo đúng thoả thuận. 

Trường hợp bên mua căn hộ coi nhẹ vấn đề pháp lý, hoặc do muốn tiết kiệm chi phí bảo lãnh phát sinh, không yêu cầu chủ đầu tư phải có thư cam kết bảo lãnh cho mình thì quan hệ bảo lãnh chưa phát sinh giữa người mua căn hộ và ngân hàng. 

“Do vậy, nếu bên mua, vì lý do nào đó mà không có được văn bản cam kết bảo lãnh bản gốc của ngân hàng phát hành cho riêng mình, thì không thể đòi ngân hàng trả tiền bảo lãnh”, đại diện ngân hàng cho biết.

Phân tích về trách nhiệm của đơn vị bảo lãnh dự án, luật sư Nguyễn Thanh Tùng (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho biết, theo quy định hiện hành, ngân hàng có trách nhiệm phát hành cam kết bảo lãnh cho từng bên mua sau khi nhận được hợp đồng mua bán từ chủ đầu tư. Trường hợp, nếu chủ đầu tư không chuyển hợp đồng mua bán sang thì ngân hàng không có căn cứ phát hành cam kết bảo lãnh.

Trong trường hợp này, theo luật sư Tùng, tại mỗi hợp đồng mua bán căn hộ Eco Green Tower đều có đại diện TPBank xác nhận và hướng dẫn khách hàng nộp tiền vào ngân hàng thì không thể nói ngân hàng không biết các hợp đồng.

“Tôi cho rằng, để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, cơ quan chức năng cần phải vào cuộc làm rõ việc có hay không việc ngân hàng lách luật, lợi dụng việc thiếu hiểu biết pháp luật của khách hàng để không phát hành cam kết bảo lãnh cho từng khách hàng?”, luật sư Tùng đề xuất.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top