Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 25 tháng 4 năm 2024  
Thứ hai, ngày 14 tháng 11 năm 2016 | 10:59

Diêm dân Bạc Liêu “lao đao” vì muối đen khó bán

Vụ muối năm 2015-2016, tỉnh Bạc Liêu thu hoạch được hơn 135.000 tấn. Đến thời điểm này, tỉnh vẫn tồn đọng khoảng 60.000 tấn muối đen. Muối không bán được, lại gặp mưa dầm làm tan chảy gây nhiều thiệt hại cho diêm dân.

Chỉ còn khoảng 2 tháng nữa là diêm dân Bạc Liêu đã bắt tay vào sản xuất vụ muối mới. Tuy nhiên hiện tại lượng muối sản xuất trong vụ vừa qua vẫn còn tồn đọng khá lớn đang được diêm dân bảo quản trong các tu trải dài trên các bờ đê.

diem dan bac lieu lao dao vi muoi den kho ban hinh 1
Không bán được muối, diêm dân đưa vào bảo quản trong những tu lợp bằng lá dừa nước khiến muối bị hao hụt đáng kể.

Ông Mai Văn Điềm ở xã Điền Hải, huyện Đông Hải cho biết, tu chứa muối của gia đình ông dài hơn 100 mét bên trong chứa hơn 100 tấn muối. Suốt thời gian qua ông chưa bán được hạt muối nào bởi toàn bộ lượng muối này là muối đen không nằm trong diện thu mua tạm trữ.

“Diêm dân không bán được muối tại chỗ, muốn bán muối phải vận chuyển lên công ty thu mua nhưng không có phương tiện vận chuyển. Công ty chỉ thu mua muối trắng, không mua muối đen trong khi diêm dân muốn làm muối trắng để dễ tiêu thụ lại không có tiền đầu tư vải bạt”, ông Điềm bày tỏ.

Toàn tỉnh Bạc Liêu hiện vẫn còn tồn đọng hơn 60.000 tấn muối đen. Hiện tại loại muối này đã rớt giá chỉ còn 300 - 400 đồng/kg nhưng rất ít thương lái tìm mua. Không bán được muối bà con đưa vào bảo quản trong những tu lợp bằng lá dừa nước. Lâu ngày lá mục, lại gặp mưa dầm trong suốt thời gian qua nên lượng muối hao hụt nhiều khiến diêm dân càng thêm thiệt hại.

Anh Phan Văn Vinh ở xã Điền Hải, huyện Đông Hải cho biết, hơn 1 tháng qua, do mưa dầm nên tu chứa hơn 60 tấn muối đen của anh đã hao mất khoảng 5 tấn. 

“Người làm muối nhiều năm nay không có chỗ chứa, muối bán chậm phải để vào tu nhưng gặp mưa lớn tràn vào gây hao hụt. Nếu muối bán được nhanh, ít hao hụt người dân sẽ bớt khó khăn nên cần nhất là nhà nước tạo điều kiện thu mua muối sớm”, anh Vinh mong muốn.

Theo ông Huỳnh Thanh Sơn, Trưởng Phòng Chế biến nông, lâm, diêm sản và ngành nghề nông thôn - Chi cục phát triển nông thôn Bạc Liêu, toàn tỉnh có hơn 2.600 ha đất muối. Trong đó, diện tích sản xuất muối đen chiếm đến 70%. Theo chỉ đạo của Chính phủ, đến thời điểm này, Bạc Liêu đã triển khai thu mua muối cho diêm dân trong tỉnh 2 đợt với hơn 5.000 tấn muối chủ yếu là muối trắng và trắng ngà nên lượng muối đen đến nay vẫn tồn đọng.

diem dan bac lieu lao dao vi muoi den kho ban hinh 2
Tình cảnh khó tiêu thụ muối khiến nhiều diêm dân lâm vào cảnh khó khăn.

Để gỡ khó khăn cho bà con, vừa qua UBND tỉnh đã xuất kinh phí hơn 400 triệu đồng, hỗ trợ bà con mua lá lợp tu trữ muối. Tuy nhiên về lâu dài, tỉnh đang có chủ trương hỗ trợ diêm dân nâng dần diện tích sản xuất muối trắng lên theo phương pháp trải bạt.trên sân kết tinh. 

“Trong đề án tái cơ cấu ngành muối có lộ trình từ năm 2016-2020 sẽ chuyển đổi phương pháp làm muối phủ bạt 500 ha. Ngành chuyên môn tỉnh đã tham mưu, xây dựng kế hoạch hỗ trợ lãi suất cho diêm dân theo Quyết định 68 trong 2 năm đầu và năm thứ 3 là 50% sẽ góp phần nâng tỷ lệ muối trắng”, ông Sơn cho biết.

Cũng theo ông Huỳnh Thanh Sơn, để giúp diêm dân tạo thêm thu nhập, địa phương đã vận động diêm dân tranh thủ mùa mưa áp dụng các mô hình sản xuất trên đất muối như nuôi cá kèo, cá chẽm, tôm…, đồng thời phát triển mô hình sản xuất Artimia khoảng 300 ha ở nhưng nơi sản xuất muối kém hiệu quả./.

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Tín dụng chính sách trợ lực giảm nghèo bền vững

    Nhằm giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo vươn lên cải thiện cuộc sống, các sở, ban, ngành và các cấp chính quyền huyện, thị, thành phố của tỉnh Hậu Giang đã và đang triển khai thực hiện các dự án đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững. Thông qua vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, đời sống người dân đã được nâng cao, từng bước thoát nghèo, vươn lên khá - giàu.

  • “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    “Quả ngọt” từ dòng vốn chính sách

    Thời gian qua, từ các chương trình tín dụng ưu đãi, hàng nghìn hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được tiếp cận vốn để phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

  • Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Vốn chính sách “kích cầu” hình thành bản du lịch

    Thời gian qua, NHCSXH huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã đồng hành thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội địa phương đề ra.

  • Nỗ lực Dần Thàng

    Nỗ lực Dần Thàng

    Chỉ vài ba năm trở về trước, xã Dần Thàng (Văn Bàn, Lào Cai) còn là một địa danh ẩn sâu trong những tán rừng, được bao bọc bởi nhiều dãy núi, nơi sinh sống chủ yếu của đồng bào dân tộc Dao. Quyết tâm XD NTM đã khiến Dần Thàng “chuyển động”, mạnh mẽ nhất là phong trào phát triển kinh tế.

  • Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Quảng Trị đưa xây dựng NTM vào chiều sâu và bền vững

    Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn đi vào chiều sâu, bền vững, từng bước hiện đại đang được Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Quảng Trị triển khai có hiệu quả.

  • Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Khắc phục hạn chế để đưa sản phẩm OCOP vươn tầm thế giới

    Để "đặt chân" sâu hơn vào thị trường quốc tế đòi hỏi sản phẩm OCOP cần phải khắc phục hạn chế và sản xuất cái thị trường cần thay vì cái mình có, định vị thị trường và mở kênh bán hàng…

Top