Mặc dù vừa bị xử phạt do gây ô nhiễm môi trường, Công ty CP DAP số 2 - Vinachem (Lào Cai) lại tiếp tục vỡ đập bãi thải Gyps gây ô nhiễm môi trường.
Sự việc được phát hiện vào khoảng 15h ngày 23/6, người dân thôn Phú Hà 1, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai đột nhiên ngửi thấy mùi hôi thối khó chịu nồng nặc. Người dân đã tìm kiếm và phát hiện ra nước thải từ bãi Gyps của nhà máy DAP số 2 của Công ty Cổ phần DAP số 2 – Vinachem chảy ra suối thôn Phú Hà 1. Toàn bộ nước của dòng suối đã đổi sang màu lạ, giống như nước gạo đục.
Trao đổi với phóng viên, ông N.D.C (sinh năm 1966, trú tại thôn Phú Hà 1, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng) cho biết: "Nước thải tràn ra suối, kéo dài khoảng 10Km. Màu suối như nước gạo ấy, cá chết hết cả".
Chị N.T.D. (sinh năm 1973, trú tại thôn Phú Hà 1, xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng) chia sẻ: "Khoảng 14h30 ngày 23/6, chúng tôi phát hiện ra nước lạ tràn vào ao, cá chết hết. Đi dọc suối, giáp bãi Gyps và thôn Phú Hà 1, thấy nước tràn qua bờ đê chảy xuống suối, nước đặc sệt lại. Chúng tôi ngay lập tức báo lên UBND xã Phú Nhuận.
Sau khi cán bộ xã báo cho nhà máy DAP số 2 thì họ cho công nhân đưa máy vào múc, nhưng nước thải đã chảy khoảng 2 tiếng rồi. Đến nay sơ bộ có khoảng 10 hộ dân có cá chết".
Xác nhận với PV, lãnh đạo xã Phú Nhuận cho biết: "Đúng là có sự rò rỉ nước thải từ bãi Gyps. Nước thải đã chảy xuống suối và ao, công nhân của nhà máy DAP số 2 đang xử lý sự cố".
Theo ông Nguyễn Quốc Hưng, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP DAP số 2 - Vinachem, "bãi thải Gyps của công ty có sức chứa hơn 3 triệu tấn, hiện đã có khoảng 2,5 triệu tấn chất thải của nhà máy thải ra. Chất thải của nhà máy vẫn còn độ PH thấp".
Hiện tại, bãi thải Gyps của Công ty CP DAP số 2 cao ngất ngưởng, nằm ngay cạnh khu dân cư.
Đặc biệt, trước đó không lâu, ngày 17/6/2022, UBND tỉnh Lào Cai ra quyết định xử phạt hành vi vi phạm hành chính 350 triệu đồng đối với Công ty cổ phần DAP số 2 – Vinachem, đồng thời, công ty phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị ảnh hưởng.
Theo đó, ngày 24/5/2022, tại xưởng SA (Nhà máy sản xuất DAP số 2 – Vinachem) có dao động bất thường về chỉ số công nghệ, nhưng công nhân trực ca không phát hiện và xử lý kịp thời, dẫn đến hệ thống chuyển hóa và hấp thu khí chưa triệt để, làm tăng lưu lượng khí thải độc hại ra môi trường gây nên sự cố táp lá, chết héo hoa màu, cây cối của người dân địa phương trên diện rộng.
Mặc dù quyết định xử phạt vi phạm hành chính của UBND tỉnh Lào Cai chưa "ráo mực" thì Công ty CP DAP số 2 tiếp tục gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới người dân.
Theo tìm hiểu được biết, đây không phải là lần đầu tiên sự việc này diễn ra, trước đó, tình trạng này đã từng xảy ra vào tháng 9/2018, khiến cho hơn 45.000 m3 nước thải chảy ra ngoài. Sau đó, UBND tỉnh Lào Cai đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổng số tiền 560 triệu đồng và số tiền 122,5 triệu đồng phí nước thải công nghiệp.
Trước tình trạng trên, đề nghị UBND tỉnh Lào Cai cần chỉ đạo ngành chức năng có sự giám sát đặc biệt và xử lý nghiêm minh đối với Công ty CP DAP số 2, tránh tình trạng tương tự tái diễn gây thiệt hại về kinh tế và bức xúc trong nhân dân.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.