Bà Nguyễn Thị Bé Ba, một người dân trong khu phố Bình Cư 3, cho biết: “Từ khi Công ty TNHH Kiến Phát san lấp mặt bằng để làm dự án, kênh thoát nước chính của khu phố chúng tôi tự dưng “biến mất”. Hàng chục hộ dân sống trong khu vực này lao đao vì ngập nước, cây cối trong vườn chết hết. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh với chính quyền địa phương, nhưng không được giải quyết triệt để. Liệu chúng tôi phải sống chung với ngập nước đến bao giờ?”.
Anh Nguyễn Văn Cơ, một trong những hộ bị ngập nặng nhất, nói: “Tôi phải túc trực canh bờ bao, ngăn nước từ ngoài vào, công việc đã quen thuộc gần ba năm nay rồi. Song mưa nhỏ thì còn chống cự được, còn mưa lớn thì đành “đầu hàng”.
… “Nhà tôi mỗi người đều phải sắm một đôi ủng để chống lại “giặc nước”. Nhà đầu tư thi công cũng phải nghĩ đến dân chứ! Có san lấp kênh thì phải làm con kênh mới thoát nước cho chúng tôi, đằng này lấp luôn, khu phố này trở thành “lòng chảo”. Chúng tôi đã nhiều lần cầu cứu chính quyền giải quyết nhưng mấy năm nay vẫn giậm chân tại chỗ, trong khi nước ngập ngày càng nghiêm trọng” - ông Hoàng Minh Trường bức xúc cho biết.
Khó khăn lắm chúng tôi mới đến được “ốc đảo” của bà Đinh Thị Việt, bà cho biết: “Nhà tôi có năm khẩu, mấy năm nay tôi phải ở nhà trông cháu suốt mùa mưa. Nguy hiểm lắm. Anh thấy đấy, nước bao vây gia đình chúng tôi, còn thời gian đâu mà làm ăn? Cán bộ khu phố – phường – thị xã có xuống thị sát, nhưng kiểm tra xong lại để đấy”.
Ông Phạm Tiến Hùng tỏ ra lo ngại, nếu tình trạng này kéo dài, ông nói: “Môi trường ở đây bị hủy hoại nghiêm trọng, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc từ chất thải súc vật, đây là nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh, sốt xuất huyết ở trẻ em có thể bùng phát bất cứ lúc nào?”.
Phóng viên báo KTNT cũng đã có buổi làm việc với ông Lương Văn Chiều, Phó chủ tịch UBND phường 6, ông Chiều xác nhận: “Hiện tại, ở khu phố Bình Cư 3, chỉ có duy nhất con kênh thoát nước 25 nhưng nhà đầu tư (Công ty Kiến Phát) đã san lấp mà chưa có đường thoát mới, phường cũng đã nhiều lần nhận được phản ánh của người dân, chúng tôi đang tìm hướng khắc phục. Sự việc này chúng tôi đã báo cáo cho lãnh đạo thị xã Tân An”. Ông Chiều cũng đưa ra những phương án giải quyết tạm thời nhưng trên thực tế, người dân khu phố Bình Cư 3 vẫn đang sống trong cảnh ngập nước thường xuyên gần 3 năm nay.
Đề nghị chính quyền địa phương và Công ty Kiến Phát sớm khắc phục tình trạng này để bảo đảm đời sống, sức khỏe của người dân khu phố Bình Cư 3.
Hữu Danh
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.