KTNT - Việc dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê gián đoạn trong thời gian 7 năm đã kéo theo nhiều hệ luỵ về những điều kiện tối thiểu trong đời sống dân sinh cũng như các hoạt động du lịch, dịch vụ. Người dân thì mòn mỏi đợi chờ sự đầu tư của dự án, các hoạt động thương mại, du lịch thì rơi vào cảnh sống dở, chết dở.
>> Kỳ 2: Sống khắc khoải bên moong mỏ
>> Thông điệp từ mỏ sắt Thạch Khê
Trong những ngày cao điểm nắng nóng này, nước mưa mà người dân khu tái định cư Thạch Đỉnh tích trữ được cũng đã cạn dần.
Khu dân cư nguy cơ sa mạc hóa
Khu tái định cư Thạch Đỉnh 2 được hoàn thành và đưa vào sử dụng đầu năm 2013 với 186 lô đất, hiện đã có 58 hộ dân đến sinh sống. Đó cũng là chừng ấy năm, người dân khu tái định cư phải đối mặt với muôn vàn khó khăn từ sự bất cập của hệ thống cơ sở hạ tầng. Trong đó, vấn đề chưa có hệ thống cung cấp nước sạch vẫn là vấn đề gây nhiều bức xúc nhất.
Thạch Đỉnh vốn là xã gặp khó khăn về nguồn nước khi 3 phía là nước mặn, chỉ có vùng đầu xã là có nước ngọt. Từ xưa đến nay, người dân vẫn quen với việc xây dựng hệ thống lọc nước để dùng cho việc sinh hoạt, còn nước ăn thì hoặc là xin ở những vùng lân cận hoặc là mua nước đóng bình của các cơ sở sản xuất nước lọc. Ông Nguyễn Văn Phúc – xóm 9 khu tái định cư Thạch Đỉnh cho biết: “Gia đình tôi lên đây làm nhà đã 4 năm, khó khăn thì nhiều nhưng vấn đề nguồn nước là một trong những vấn đề chúng tôi mong mỏi nhất. Dự án dừng triển khai khiến cho nhà đầu tư bỏ dở việc xây dựng cơ sở hạ tầng nên chúng tôi chỉ biết trông vào nước mưa và nước giếng khoan. Khi nào hết nước mưa, con cái tôi lại mang can sang các vùng có nước ngọt để xin”.Nếu như ở thôn 9, các giếng khoan còn có thể lọc được để dùng cho sinh hoạt thì ở thôn 11, 12 khu tái định cư Thạch Đỉnh còn khó khăn gấp bội khi nguồn nước bị nhiễm mặn quá nặng. Có nhiều hộ như hộ anh Nguyễn Văn Hoan thôn 11 đã đào và khoan 3 giếng tốn rất nhiều tiền nhưng nước lọc bao nhiêu lần cũng không thể sử dụng được.
Cũng giống như tình trạng của người dân Thạch Đỉnh, từ nhiều năm nay, các hộ dân ở Thạch Bàn cũng lắt lay trong cảnh thiếu nước. Mặc dù năm 2006, Thạch Bàn có công trình nước tự chảy khe Hao, nhưng 3 năm nay, công trình bị xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Trừ nấu ăn, người dân mới sử dụng nguồn nước này còn các sinh hoạt khác đều phụ thuộc nước lọc từ các giếng khoan.
Ông Nguyễn Văn Cung - Trưởng thôn Vĩnh Sơn cho biết: “Khổ sở với nguồn nước từ bao đời nay, chúng tôi cũng mong khi dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê triển khai xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho các vùng tái định cư thì chúng tôi cũng được hưởng lợi, nào ngờ, kế hoạch đó vẫn mãi chưa thành hiện thực. Trong khi đó sức khoẻ của chúng tôi đang thực sự bị đe doạ khi nguồn nước ngầm đang ngày một bị sụt giảm khiến nguồn nước bị nhiễm mặn nhiều hơn”.
Thiếu nước ngọt, nhiều hộ dân phải mua nước lọc của nhà máy để phục vụ ăn uống.
Thất bát mọi ngành nghề
Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê triển khai cũng đồng nghĩa với việc đóng cửa khu du lịch bãi biển Thạch Hải và những điểm du lịch trong vùng này như đền Chiêu Trưng Đại Vương Lê Khôi, khu du lịch sinh thái Quỳnh Viên cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Điều này cũng gây nên những thiệt hại lớn về kinh tế của địa phương cũng như những chủ kinh doanh buôn bán tại khu du lịch này.
Bãi tắm Thạch Hải được UBND tỉnh phê duyệt và tiến hành quy hoạch từ năm 2003, nhưng do nằm trong vùng khai thác mỏ sắt Thạch Khê nên chưa được đầu tư, phát triển đúng với tiềm năng. Suốt 9 năm nay, kể từ khi dự án bắt đầu triển khai và cả quãng thời gian dự án tạm dừng, không có bất kỳ sự đầu tư cơ sở hạ tầng nào cho khu du lịch biển Thạch Hải nữa. Mùa du lịch biển năm nay, Thạch Hải được quy hoạch và khởi động lại là cơ hội để huyện Thạch Hà và xã Thạch Hải tập trung nguồn lực, kêu gọi đầu tư phát triển tiềm năng du lịch biển. Tuy nhiên, trong khi chưa có quyết định sẽ dừng hay tiếp tục dự án thì rất khó để có thể tìm được nhà đầu tư nào dám đổ tiền vào để đầu tư bất kỳ hạng mục công trình nào tại đây. Bà Nguyễn Thị Thuý Trâm - Trưởng phòng Du lịch – Sở VH-TT&DL cho biết: “Công nghiệp chưa bao giờ song hành với du lịch. Từ Quỳnh Viên – Nam Giới, bãi biển Thạch Hải đến Thiên Cầm nếu được đầu tư khai thác sẽ trở thành một tuyến du lịch hấp dẫn. Thật tiếc nếu tiềm năng này bị lãng phí”.
Nhiều bể nước sạch của người dân Thạch Bàn cạn khô
Bỏ hơn 300 tỉ để xây dựng khu du lịch sinh thái Quỳnh Viên nhưng lâu nay do ảnh hưởng từ mỏ sắt Thạch Khê nên lượng khách đến đây chỉ mang tính cầm chừng: “Ông Hồ Việt Anh – chủ khu du lịch sinh thái này cho biết: “Chúng tôi đã đầu tư xây dựng nên khu du lịch sinh thái này với tất cả tâm huyết của người con quê hương, muốn quảng bá vẻ đẹp và thu hút khách du lịch tới Hà Tĩnh. Khi dự án mỏ sắt Thạch Khê bắt đầu bóc đất tầng phủ, môi trường đã bị ảnh hưởng trầm trọng. Điều này cũng gây tâm lý e ngại cho du khách khi lựa chọn đến với Quỳnh Viên. Thời gian qua, chúng tôi vẫn tiếp tục đầu tư xây dựng thêm các hạng mục ở Quỳnh Viên với hy vọng những tiềm năng du lịch ở khu vực này sẽ không bị vùi lấp”.
Kỳ 4: Cần cái nhìn tổng thể
Anh Bình - Bá Tân
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.