Những phụ gia thực phẩm và thực phẩm chức năng hiện nay khá phổ biến và không thể thiếu trong rất nhiều lĩnh vực từ ẩm thực đến làm đẹp. Với tác dụng 'đi thẳng' vào cơ thể con người, nếu những mặt hàng này bị làm giả, hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Lực lượng chức năng của Hà Nội vừa tiến hành kiểm tra và tạm giữ một lượng lớn mật ong có dấu hiệu là hàng giả.
Theo đó, Đội Quản lý thị trường số 24 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp với Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và ma túy, Công an huyện Hoài Đức bất ngờ tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất mật ong Hoa Nhãn tại Thôn Cao Trung, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức do ông Phan Văn Quyết sinh năm 1972 làm chủ. Cơ sở không có biển hiệu cũng như địa chỉ rõ ràng.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở đang sản xuất mật ong từ đường, nha và nước cốt mạch nha pha theo tỷ lệ, song chủ cơ sở không xuất trình được các giấy tờ về đăng ký kinh doanh cũng như hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của nguyên liệu, hàng hóa tại cơ sở.
Kiểm đếm thực tế, lực lượng chức năng ghi nhận hơn 2.000 lít mật ong Hương Nhãn đã được đóng gói thành phẩm. Trên nhãn hàng hóa ghi công dụng là bồi bổ cơ thể chống quá trình lão hóa cho hệ tiêu hóa và tuần hoàn, dùng để điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng. Nơi sản xuất thể hiện trên nhãn tại Khoái Châu, Hưng Yên.
Hiện, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đang tiến hành các thủ tục tạm giữ hành hóa để tiếp tục xác minh, làm rõ các dấu hiệu vi phạm.
Chọn kỹ nguồn gốc, không mua hàng trôi nổi
Baking soda là một chất rắn, màu trắng, nhưng thông thường chúng ta vẫn thấy chúng tồn tại ở dạng bột mịn không mùi, có vị mặn, là thành phần hòa tan của nhiều loại nước khoáng thiên nhiên. Baking soda hay còn được gọi với tên thông dụng là “thuốc muối” hay “muối nở”, được sử dụng trong ngành y tế, làm đẹp, tẩy trùng… Nếu không phải hàng chính hãng, rõ nguồn gốc, việc sử dụng hàng giả, hàng kém chất lượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.
Sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả quy mô lớn
Công an tỉnh Bắc Giang nhận được thông tin phản ánh về việc Công ty cổ phần Công nghệ cao UEPHA, địa chỉ tại xã Đại Lâm (Lạng Giang) sản xuất hàng hóa giả là thực phẩm chức năng Collagen.
Sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an tỉnh Bắc Giang) đã phối hợp với các đơn vị liên quan bắt quả tang, thu giữ 16 thùng nặng khoảng 600 kg chứa các viên nang là thực phẩm chức năng Collagen giả của Công ty CP Công nghệ cao UEPHA. Đồng thời, Công an tỉnh Bắc Giang thu giữ 13 thùng chứa vỏ hộp giấy, hộp nhựa, tem nhãn Collagen, cùng 3 máy khò và nhiều đồ vật liên quan.
Bước đầu, cơ quan công an xác định, đối tượng Vũ Văn Sỹ (SN 1995) là Giám đốc Công ty CP Công nghệ cao UEPHA thừa nhận đã đặt mua các viên nang trên từ một số cá nhân khác. Sau đó, Sỹ làm giả các loại vỏ hộp, nhãn mác để đóng gói thành sản phẩm Collagen Gold (giả sản phẩm Collagen do Công ty CP dược phẩm Top Queen Việt Nam là đơn vị đăng ký nhập khẩu từ nhà sản xuất AVA Pharmaceutical) nhằm mục đích bán kiếm lời.
Mở rộng vụ án, Công an tỉnh Bắc Giang đã tạm giữ Ong Thị Vân (SN 1988) là Giám đốc Công ty TNHH Nam Phong có địa chỉ ở số 32, 75, ngách 322/95/29, đường Mỹ Đình, phường Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vân là người có liên quan trong vụ sản xuất, buôn bán thực phẩm năng giả này. Công an tỉnh Bắc Giang đã thực hiện khám xét khẩn cấp các điểm là nhà kho và trụ sở công ty của Vân và Sỹ, thu giữ 76 thùng hàng, bao gồm thành phẩm và các sản phẩm, tem nhãn, vỏ hộp dùng để đóng gói.
Tại cơ quan công an, Ong Thị Vân khai nhận trước đó đặt 1.200 lọ thực phẩm chức năng Collagen của Vũ Văn Sỹ và đã giao cho trình dược viên, rao bán trên mạng xã hội.
Các thực phẩm chức năng do Sỹ và Vân sản xuất, tung ra thị trường mà cơ quan công an thu giữ bao gồm các loại phổ biến như: Glucosamin, Collagen, Canxi giả nhãn mác của các công ty có uy tín trên thị trường nhập khẩu từ Mỹ về Việt Nam.
Việc các đối tượng sản xuất, buôn bán thực phẩm chức năng giả đã ảnh hưởng đến uy tín của các đơn vị phân phối chính hãng thực phẩm chức năng trên thị trường; đồng thời có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.