Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 24 tháng 5 năm 2020 | 17:25

Thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản của 4 doanh nghiệp

Thanh tra Chính phủ yêu cầu thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đối với 4 doanh nghiệp được UBND tỉnh Kiên Giang cấp giấy phép nhưng đã không chấp hành đúng quy định của Luật Khoáng sản.

Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang buông lỏng quản lý

Thanh tra Chính phủ đã có kết luận thanh tra và chỉ ra hàng loạt sai phạm về việc chấp hành pháp luật trong công tác quy hoạch, quản lý và sử dụng đất đai, quản lý và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2017.

Qua kiểm tra hồ sơ của 5 doanh nghiệp khai thác khoáng sản do Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang cung cấp, Thanh tra Chính phủ phát hiện 4 doanh nghiệp được UBND tỉnh Kiên Giang cấp giấy phép khai thác khoáng sản nhưng trong quá trình thực hiện không chấp hành quy định của Luật Khoáng sản. Thanh tra Chính phủ yêu cầu phải thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản theo đúng quy định.

 

tainguyen-15236644208791291002185-1588641362610.jpg
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang thiếu đôn đốc, chưa có biện pháp cương quyết trong việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.

Trong đó, Công ty TNHH MTV Nông lâm nghiệp Kiên Giang không lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản. Không báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang đã kiểm tra, phát hiện vi phạm và có văn bản thông báo việc thực hiện pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản đối với doanh nghiệp này.

Công ty TNHH MTV 622 không đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép; không báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước, vi phạm Luật Khoáng sản năm 2010.

Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang cũng đã kiểm tra, phát hiện vi phạm và theo quy định của Điều 58 Luật Khoáng sản thì phải thu hồi giấy phép.

Doanh nghiệp tư nhân Quốc Thắng và Công ty TNHH Kim Dung sau 12 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực nhưng chưa xây dựng cơ bản mỏ mà không có lý do chính đáng. Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang đã có tờ trình gửi UBND tỉnh xin chủ trương thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản.

Còn Công ty TNHH Khoáng sản và Đầu tư Thiên nhiên-Mỏ đá xây dựng núi Sơn Trà (xã Bình An, huyện Kiên Lương) có giấy phép khai thác trong 16 năm, công suất 250.000 m3/năm, trữ lượng được phép khai thác trên 4 triệu m3. Năm 2017, công ty đã có văn bản báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường Kiên Giang sản lượng khai thác trong năm là 37.331 m3 nhưng không kê khai với cơ quan thuế để thực hiện nghĩa vụ tài chính. Dù vậy, kết luận thanh tra chỉ rõ Sở này chưa kiểm tra, xử lý kịp thời (!?).

Tiến hành thanh tra tại Nhà máy xi măng Hòn Chông do Công ty TNHH Siam City Cement Việt Nam làm chủ đầu tư, Thanh tra Chính phủ phát hiện công ty kê khai khối lượng đá vôi để tính phí bảo vệ môi trường chưa đúng với khối lượng thực tế khai thác. Đoàn thanh tra đã căn cứ vào hộ chiếu nổ mìn và số lượng ca máy của búa thủy lực đập đá để tính toán lại khối lượng đá vôi đã khai thác giai đoạn 2011-2017. Từ đó yêu cầu phải truy thu của công ty này số tiền trên 1,6 tỷ đồng.

“Sở Tài nguyên và Môi trường thiếu đôn đốc, chưa có biện pháp cương quyết trong việc thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên từ hoạt động khai thác khoáng sản, dẫn đến tình trạng nợ đọng kéo dài về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên từ hoạt động khai thác khoáng sản nhưng chậm được xử lý theo quy định pháp luật”- kết luận thanh tra chỉ rõ.

Sở Tài nguyên và Môi trường và Cục Thuế tỉnh Kiên Giang còn thiếu kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghĩa vụ phí bảo vệ môi trường, dẫn tới một số tổ chức chưa kê khai hoặc kê khai thiếu nghĩa vụ nộp thuế bảo vệ môi trường, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

UBND thành phố Rạch Giá thì không ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một số tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được phát hiện qua thanh tra.

Thái Nguyên: Xử phạt 775 triệu đồng một doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường

Công ty cổ phần ván ép Việt Bắc hoạt động xả thải khói bụi, gây tiếng ồn khiến người dân bị mất ngủ, đảo lộn sinh hoạt, đã bị UBND tỉnh Thái Nguyên ra xử phạt 775 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 4 tháng.

Theo thông tin từ UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết, đã ra quyết định xử phạt hành chính Công ty cổ phần ván ép Việt Bắc (địa chỉ tại tổ 2, P.Phú Xá, TP.Thái Nguyên) 775 triệu đồng, do doanh nghiệp này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Cụ thể, qua kiểm tra của cơ quan chức năng,

Công ty cổ phần ván ép Việt Bắc có 4 hành vi vi phạm: không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành; không lập lại báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo quy định trước khi mở rộng sản xuất, bổ sung dây chuyền; thực hiện giám sát chất thải định kỳ không đầy đủ về tần suất; và hoạt động sản xuất gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật. Cũng theo UBND tỉnh Thái Nguyên, quyết định xử phạt hành chính có hiệu lực từ ngày 21/5.

 

4928_image001.jpg
Ngay từ khi Công ty đi vào hoạt động, đã phát sinh khói, bụi và tiếng ồn khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

 

Ngoài phạt tiền, Công ty cổ phần ván ép Việt Bắc còn bị đình chỉ hoạt động 4 tháng để khắc phục những hành vi vi phạm. Để khắc phục triệt để hoạt động gây ô nhiễm môi trường, UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp: xây lắp, vận hành công trình bảo vệ môi trường và lập hồ sơ báo cáo kết quả thực hiện các công trình bảo vệ môi trường, trình cơ quan chức năng kiểm tra, xác nhận trước ngày 15.11.

Đồng thời, doanh nghiệp phải lập lại báo cáo ĐTM trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 15.8 và tiếp tục thực hiện quan trắc giám sát môi trường định kỳ theo báo cáo ĐTM đã được phê duyệt; có biện pháp giảm thiểu tiếng ồn trong quá trình hoạt động. Trước đó, trong tháng 3 vừa qua, nhiều người dân ở P.Phú Xá sinh sống gần công ty này đã gửi đơn thư đến cơ quan chức năng khiếu nại, phản ánh về hoạt động của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường.

Đặc biệt vào ban đêm, nhà máy hoạt động gây ra tiếng ồn khiến người dân mất ngủ, xáo trộn đời sống sinh hoạt trong một thời gian dài. Các cơ quan chức năng tỉnh Thái Nguyên đã vào cuộc kiểm tra xử lý.

PV (Tổng Hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top