Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 5 tháng 4 năm 2010 | 1:24

Thừa Thiên - Huế: Bỏ nương đi tìm vàng sa khoáng

KTNT - Sông Á chảy qua địa phận xã Hồng Hạ và sông Kroong chảy qua các xã Hồng Vân, Hồng Thủy, Bắc Sơn của huyện A Lưới (Thừa Thiên - Huế) đang bị băm nát bởi “đội quân” đi tìm vàng sa khoáng. Vàng đâu chẳng thấy, chỉ thấy môi trường bị ô nhiễm, ruộng nương hoang vắng.

Trò chuyện với những người đi đãi vàng sa khoáng chúng tôi được biết, mỗi ngày, nếu may mắn đãi được 10 phân vàng sa khoáng thì có thu nhập khoảng 200.000 đồng. Tuy nhiên, chủ yếu họ chỉ đãi được chừng 2 phân vàng, có hôm về tay không. Quan sát dọc bờ sông, thấy thành phần tham gia đãi vàng rất đa rạng, thậm chí, trẻ em cũng tham gia công việc này.

Hàng ngày có rất nhiều người dân bỏ nương rẫy đi đãi vàng.

“Ngày nào tôi cũng ra đây đãi vàng, có hôm được vài phân, có hôm chẳng được gì. Mấy hôm nay thời tiết khô hạn không đốt rẫy trồng keo được nên tôi ra đây mong kiếm thêm chút ít để có đồng ra đồng vào”, bà Lựu ở thôn Kơn Tôm (Hồng Hạ) nói. Ở công trường ven sông, chúng tôi thấy việc bưng bê đất đá do đàn ông đảm nhận còn chị em lo đãi ở bờ sông. ông A Kôn, người dân trong thôn cho biết: “Hầu như ngày nào tôi cũng ra đây đãi vàng. Hôm nay được khoảng 3 phân, bù cho hôm qua chẳng được chút nào”.

Ở sông Kroong, việc khai thác vàng cũng “nóng” không kém. Người người thi nhau đào, đãi, chạy qua chạy lại... Đem chuyện này đến hỏi ông Lê Đức Cương, Phó bí thư Đảng ủy xã Hồng Thủy, ông Cương cho biết: “Chúng tôi đã tổ chức vận động bà con không tiếp tục đào đãi vàng sa khoáng nhưng họ chỉ ậm ừ lúc đó, ngay sau khi đoàn vận động đi khỏi mọi việc lại tiếp diễn. Ngoài ra, còn một nguyên nhân nữa là thời điểm này công việc nương rẫy đang rảnh nên ai cũng tranh thủ tham gia đãi vàng”.

Em Hồ Văn Tơi mới 14 tuổi nhưng đã rất quen với công việc đào đãi vàng. Vừa thở hổn hển khi bê chiếc mâm sắt đầy đất đá ra sông để đãi, Tơi vừa kể: “Ngày nào được nghỉ học em cũng ra đây giúp mẹ đãi vàng. Công việc này chỉ ăn may thôi, có hôm được chút ít, có hôm chẳng được gì”.

Điều đáng lo ngại nhất hiện nay là hậu quả của việc khai thác vàng vô tội vạ. Hiện đôi bờ sông á và sông Kroong đã bị cày xới tan hoang, hàng chục hố sâu có thể đổ sập và gây tai nạn bất cứ lúc nào. Ngoài ra, biết bao mầm bệnh đang ẩn chứa dưới dòng nước ngầu đỏ... Thiết nghĩ, chính quyền địa phương nên có biện pháp cụ thể và triệt để hơn giúp bà con phát triển sản xuất chứ không đổ xô đi khai thác vàng như hiện nay.

Tân Mai

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top