KTNT - Nhìn cánh đồng khô cháy, cây cối héo vàng, người dân xã Lộc Tiến (Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) không khỏi đau lòng. Trong khi đó, Trạm bơm thủy lợi Trung Tiến - Phú Sơn lại “ngủ quên” 14 năm nay.
Trạm bơm thành nơi ăn, chốn ngủ của dê.
Công trình thủy lợi Trung Tiến - Phú Sơn được xây dựng năm 2003, với tổng kinh phí 2 tỷ đồng, gồm trạm bơm, trạm biến áp, nhà điều hành và hệ thống kênh mương bê tông dài 2km. Khi trạm bơm vận hành sẽ cung cấp nước tưới cho khoảng 100ha lúa của các hợp tác xã Trung Tiến và Phú Sơn (xã Lộc Tiến).
Ấy thế mà từ khi khánh thành đến nay, công trình thủy lợi này chưa một lần phát huy tác dụng. Ông Nguyễn Chánh (xã Lộc Tiến), chỉ tay về mấy cái ống xả nước của trạm bơm to bằng nửa thân người nay đã gỉ sét, nói: “Không biết trạm bơm này họ xây lên để làm gì cho tốn tiền. Công trình hoàn thành hơn 10 năm, khi vận hành thì nước chưa kịp về đồng ruộng đã nhanh chóng tràn ngập đường sá, nhà cửa của dân, nhiều đoạn kênh không chịu nổi áp lực đã bị nứt vỡ”.
Theo quan sát, sau hơn 1 thập kỷ bị bỏ hoang, không được bảo dưỡng, các hạng mục của công trình đã xuống cấp, hoen gỉ, hệ thống ống dẫn nước bị bục vỡ. Hiện nay, công trình đã được người dân “trưng dụng” làm chuồng nuôi dê.
Theo ông Vương Đình Cẩm, Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến: “Công trình không hoạt động, hư hỏng nặng, ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất tại địa phương. Nhiều vụ lúa mất mùa khiến đời sống một bộ phận người dân gặp khó khăn. Để khắc phục công trình, cần thay đổi toàn bộ thiết kế, xây mới hoàn toàn, đòi hỏi nguồn kinh phí lớn nằm ngoài khả năng của địa phương”.
Việt Văn
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected] |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.