Hai lò gạch của Công ty gạch Sông Hồng xây dựng không phép; ngang nhiên san đồi dù chưa đầy đủ hồ sơ pháp lý; "xe vua" cơi nới thùng, quá tải lộng hành… đây là thực trạng về tình hình quản lý tại các địa bàn nông thôn, người dân "biết kêu ai"?
San đồi thực hiện dự án 500 tỷ khi chưa được cơ quan chức năng cấp phép
Mặc dù chưa được cấp phép xây dựng nhưng gần 2 tháng nay Công ty Tây Phương Cực Lạc Hòa Bình vẫn đang ồ ạt tiến hành san lấp dự án Xây dựng Viện dưỡng lão và Công viên tâm linh Vĩnh hằng tại xã Mông Hóa, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình.
Được biết, dự án nằm cách QL6 khoảng 500 mét, nằm ở vị trí đồi cao khoảng 50 mét (phía sau nhà máy thức ăn chăn nuôi JAFA). Tại đây, những máy xúc, máy ủi đang hoạt động hết công suất với hàng chục chiếc xe tải 3, 4 chân chở đất chạy rầm rộ trong khu vực dự án.
Để có đường đi lên, đơn vị thi công đã mở một con đường nhỏ từ QL6 men theo sườn đồi và được rào chắn bằng barie, công trình nhà điều hành cũng đã được xây dựng. Theo quan sát, đơn vị thi công đã tiến hành đào bới, san lấp được khoảng 5ha.
Theo một số người dân sống gần khu vực dự án, đây là dự án của Công ty Tây Phương Cực Lạc, thuộc xóm Đễnh, xã Mông Hóa, TP Hòa Bình đã được san lấp khoảng 2 tháng nay, công trường hoạt động liên tục cả ngày đến 19-20h mới nghỉ.
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Văn Mão - Trưởng phòng Phát triển đô thị và Hạ tầng kỹ thuật (Sở Xây dựng Hòa Bình) cho biết: Dự án của Công ty Tây Phương Cực Lạc mới chỉ có quy hoạch chi tiết, chưa có giấy phép xây dựng, khu vực đang san lấp nằm trên địa TP Hòa Bình nên cần phải hỏi UBND TP Hòa Bình.
Ông Đinh Trọng Tuấn - Phó trưởng phòng TN&MT UBND TP Hòa Bình khi được hỏi đã thừa nhận dự án của Công ty Tây Phương Cực Lạc không có giấy phép xây dựng, san lấp và cho biết: “Thành phố không cấp phép cái gì, còn việc đào và san lấp đoàn liên ngành đang đi kiểm tra”.
Theo giấy chứng nhận đầu tư cấp ngày 1/4/2013, UBND tỉnh Hòa Bình chứng nhận Công ty cổ phần Tây Phương Cực Lạc Hòa Bình, địa chỉ trụ sở chính: Xóm Đễnh, xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình (nay là xã Mông Hóa, TP Hòa Bình).
Nội dung thực hiện dự án đầu tư xây dựng Viện dưỡng lão và Công viên tâm linh Vĩnh hằng, địa điểm dự án tại Xóm Đễnh, xã Dân Hòa (nay là xã Mông Hóa, TP Hòa Bình) với diện tích đất sử dụng khoảng 98,218ha. Tổng vốn đầu tư 499.632.000.000 đồng.
Dự án đầu tư các hạng mục: Khu điều hành (nhà điều hành đón tiếp dịch vụ công cộng, dịch vụ thương mại phụ vụ nghĩa trang, y tế, chăm sóc sức khỏe); Khu cây xanh cảnh quan và mặt nước (Cây xanh, Hồ điều hòa); các công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông tĩnh, khu xử lý nước thải chung toàn khu, trạm xử lý nước thải chôn cất, trạm điện và hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước).
Thời gian hoạt động của dự án đối với khu vực xây dựng viện dưỡng lão; sử dụng đất có thời hạn là 50 năm đối với khu nghĩa trang sử dụng đất lâu dài. Tiến độ thực hiện dự án từ tháng 4/2013 đến tháng 12/2013, thực hiện và hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, khởi công xây dựng trong tháng 1/2014. Hoàn thành đầu tư xây dựng và đưa các công trình dự án vào khai thác từ tháng 12/2016.
Xe quá tải quần nát đường nông thôn
Nhận được thông tin phản ánh tình trạng “bảo kê”, để mặc cho xe quá khổ, quá tải vận chuyển khoáng sản hoành hành khắp các tuyến đường huyện, tỉnh nhưng lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc không vào cuộc kiểm tra, xử lý.
Phương thức hoạt động của các xe là in lô gô “xe vua”, dán tại kính trước của các xe để làm dấu hiệu nhận biết để miễn kiểm tra, xử lý.
Cụ thể, khoảng 10h, ngày 23/11, người dân địa phương phản ánh tại tuyến đường liên xã đoạn qua phố Trung Mỹ, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc xuất hiện đoàn xe cơi nới thành thùng phục vụ việc khai thác, vận chuyển đất trái phép.
Tại đây đang có hàng trăm lượt xe mang lô gô “H”, “Thạch Anh” vận chuyển đất hướng về phía đường tỉnh 310. Trong đó, các xe BKS: 88C-71.10, 22C-035.86, 88C-184.67, 88C-212.08, 29C-700.58... dán lô gô “Thạch Anh”; các xe 88C-054.34, 20C-050.15, 88C-055.0x... mang lô go “H” đều cơi nới thành thùng, lặc lè vận chuyển đất, đá lưu thông trên đường liên xã và đường tỉnh 310 để về trung tâm huyện Bình Xuyên.
Tiếp đó, khoảng 11h45 cùng ngày, tại một số tuyến đường thuộc huyện Lập Thạch cũng xuất hiện các xe Howo BKS: 88C-149.25, 88C-064.36, 88C-090.98, 88C-120.32... mang lô gô “Lâm Hùng” cơi nới thành thùng, rầm rập vận chuyển đầy ắp khoáng sản lưu thông.
Tương tự, khoảng 16h30, ngày 23/11, tại Km 14+100, đường tỉnh 310, đoạn qua huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc cũng xuất hiện đoàn xe BKS: 88C-055.27, 19C-084.14, 88C-134.84... mang lô gô “NP”, “Tâm Trang” vận chuyển đất đi qua nhưng không thấy cơ quan chức năng nào kiểm tra, xử lý.
Trao đổi với báo chí, ông N.V.L, chủ một doanh nghiệp vận tải có sử dụng lô gô “xe vua” tại Vĩnh Phúc cho biết, những đoàn xe trên đều thuộc các doanh nghiệp vận tải lớn và dân anh, chị có tiếng ở Vĩnh Phúc. Trong đó, đoàn xe “Thạch Anh” là lớn nhất với hàng trăm xe vận chuyển khắp các tuyến đường.
Sau đó là các nhà xe “Tâm Trang” “NP”, “TQ”, “H”, "NC"... với hàng chục xe, đơn vị dưới chướng. Những lô gô này là thỏa thuận ngầm nhằm nhận biết khi lưu thông trên đường.
“Các biển số xe, số lượng lô gô được phép hoạt động trên địa bàn đã được chủ các doanh nghiệp báo cáo để “xin phép” các đội CSGT cho hoạt động trên địa bàn”, vị chủ doanh nghiệp trên cho biết.
Đặc biệt, khoảng 12h, ngày 12/11, xe tải BKS: 88C - 007.03, có dấu hiệu cơi nới thành thùng vận chuyển đất sét có ngọn, không che đậy bạt lưu thông từ điểm khai thác trái phép tại dự án đường 36m huyện Lập Thạch đi qua các đường tỉnh 306, 309, 309C, 310, 302C, 302 với 1 loạt cầu yếu có biển cấm tải trọng trên 10 tấn đi qua thì bất ngờ xuất hiện xe bán tải nhãn hiệu For Range BKS: 88C-154.05 được đăng ký bởi Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng và Thương mại Thái Bảo An, có địa chỉ tại Đồi Thông, Hợp Châu, Tam Đảo, Vĩnh Phúc chặn đường, chèn ép xe của PV trên đường dẫn đến nguy cơ cao xảy ra TNGT.
Sau đó, PV đã liên hệ với lực lượng CSGT Công an tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị can thiệp, xử lý. Tuy nhiên, câu hỏi duy nhất những người này quan tâm là: “Xe dán tên lô gô là gì? Không nhớ lô gô sẽ rất khó truy tìm, xử lý?!”.
Gần nhất, sáng 23/11, ngay khi ghi nhận tình trạng các phương tiện cơi nới thành thùng, vận chuyển hàng có dấu hiệu quá tải trên địa bàn xã Trung Mỹ, lập tức liên hệ với ông Vũ Văn Hưng, Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Bình Xuyên đề nghị phối hợp kiểm tra, xử lý. Trước đề nghị của PV, ông Hưng quả quyết sẽ cho 1 tổ công tác đến kiểm tra.
Tuy vậy, sau gần 1 giờ bám theo xe Howo BKS: 88C-184.67 qua nhiều tuyến đường, thậm chí chiếc xe còn ngang nhiên đi ngang qua cổng Công an huyện Bình Xuyên nhưng không thấy tổ công tác nào đến kiểm tra. Liên lạc lại thì vị đội trưởng trên cho biết: “Đội đang bận, hẹn chiều hôm sau”.
Đúng hẹn, chiều 24/11, PV tiếp tục trở lại huyện Bình Xuyên, sau khi ghi nhận đoàn xe Howo, đầu kéo dán lô gô “TQ” cơi nới thành thùng, rầm rập vận chuyển đất sét phục vụ Nhà máy gạch Prime Vĩnh Phúc tại Khu công nghiệp Bình Xuyên, Vĩnh Phúc, PV tiếp tục liên hệ với ông Vũ Văn Hưng đề nghị hỗ trợ thì được ông này yêu cầu phải có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Công an huyện Bình Xuyên thì Đội mới triển khai công tác.
Theo yêu cầu trên, PV đã đến Công an huyện Bình Xuyên liên hệ và nhận được chỉ đạo của lãnh đạo Công an huyện này. Tuy nhiên, vị Đội trưởng CSGT trên lại lấy lý do, sắp hết giờ hành chính (lúc đó là khoảng 16h25-PV), CSGT huyện Bình Xuyên không kiểm tra, xử lý xe ngoài giờ.
Không nhận được sự hỗ trợ từ lực lượng chức năng, PV đành bất lực nhìn đoàn xe cơi nới thành thùng, có dấu hiệu chở hàng quá tải đang ùn ùn đi qua cổng Công an huyện Bình Xuyên.
Trước đó, Báo Giao thông ra các ngày ngày 29/10 và 13/11 đã đăng tải các bài viết: “Vĩnh Phúc: Xe quá tải quần nát đường nông thôn” và "Có dấu hiệu bảo kê để xe quá tải, "đất tặc" hoành hành?", phản ánh tình trạng có dấu hiệu bảo kê cho xe quá khổ, quá tải và khai thác khoáng sản trái phép tại Vĩnh Phúc khiến nhiều tuyến đường bị gãy, hỏng, mất ANTT, ATGT. Tuy nhiên, đến nay, các lực lượng chức năng vẫn chưa tích cực vào cuộc xử lý dứt điểm.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.