Thị trường TQ đang lùng sục khắp các nhà vườn để mua hàng khiến một số loại trái cây của Việt Nam tăng giá mạnh, có loại tăng kỷ lục. Đang vui tăng giá vẫn không thể quên những lần bị “bỏ bom”, đột ngột ngừng mua khiến giá giảm mạnh, phải kêu gọi giải cứu
Các mặt hàng rau quả của Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc
Vào tận vườn lùng mua
Cách đây một năm, người trồng chuối ở Đồng Nai phải để chuối chín rụng đầy vườn, phải đổ bỏ cho bò hay bán tháo với giá 1.000 đồng/kg,... do bị thương lái Trung Quốc ngừng mua đột ngột. Thế nhưng, cùng vào dịp này, giá chuối tại xã Thanh Bình (Trảng Bom, Đồng Nai) lại tăng giá mạnh.
Hiện giá chuối bán tại vườn là 17.000-18.000 đồng/kg, mức giá cao nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
Đáng chú ý, giá chuối không chỉ tăng cao ngất ngưởng, mà thương lái Trung Quốc còn vào tận vườn để đặt cọc bao tiêu trước cả tháng. Thậm chí, để mua được hàng, họ còn lùng sục khắp các nhà vườn để tìm mua chuối. Một số thương lái miền Tây mua chuối bán trong nước đợt này còn không mua nổi bởi thương lái Trung Quốc bao tiêu, đặt mua hết sạch. Nhờ đó, các nhà vườn trồng chuối có thể thu được 700 triệu đồng/ha chuối trong vụ này.
Thừa nhận chuyện trên, ông Nguyễn Tấn Cường, Phó chủ tịch UBND xã Thanh Bình, cho biết, giá chuối tăng cao là do thương lái tăng cường thu mua để mang sang Trung Quốc. Song, vụ chuối năm nay, chuối bán được giá cũng là do người dân rút kinh nghiệm từ vụ trước, không xuống giống cùng lúc nên nguồn cung ra thị trường được giãn đều, không bị dội chợ.
Ông Trần Văn Căn, chủ cơ sở sản xuất chuối tại Hưng Yên, cho hay, năm nay Trung Quốc gom hàng nên giá tăng cao so với mọi năm.
Không riêng gì chuối, tại các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ thương lái cũng vào tận vườn thu mua mít Thái để xuất đi Trung Quốc khiến giá mặt hàng này tăng cao kỷ lục, lên mức 45.000-48.000 đồng/kg loại 1, loại 2 giá khoảng 40.000 đồng/kg.
Theo ông Trần Văn Tám, một hộ dân trồng mít ở xã Trường Xuân (Thới Lai, Cần Thơ), thời điểm này lượng mít trong vườn thu hoạch gần hết, vậy mà thương lái thay phiên nhau đến tận nhà năn nỉ, đặt tiền trước để mua được mít với giá cao. Thế nên, bình quân mỗi trái mít ông có thể thu nửa triệu đồng.
Các nhà vườn trồng mít ở Hậu Giang, Tiền Giang ước tính, với giá mít cao như hiện nay, mỗi hecta mít người dân lãi khoảng 800 triệu đồng.
Trong khi đó, ở Long An, Tiền Giang và Bình Thuận, các nhà vườn trồng thanh long cũng đang phần khởi bởi giá mặt hàng này tăng mạnh, kéo dài suốt từ dịp Tết Nguyên đán đến nay. Thậm chí, những ngày đầu tháng 3 này, để mua được thanh long xuất đi Trung Quốc, các thương lái còn vào tận nhà vườn bằng lòng trả tiền trước cho chủ vườn mong sao gom được hàng.
Không ít nhà vườn đang tích cực xông đèn cho thanh long để kịp thua hoạch lứa trái mới bán giá cao dịp này.
Trung Quốc thao túng giá
Chuyện ồ ạt gom trái cây xuất sang Trung Quốc không phải là chuyện mới. Theo số liệu của Bộ NN-PTNT, trong năm 2017, Trung Quốc đứng đầu về kim ngạch nhập khẩu hoa quả của Việt Nam, đạt 2,17 tỷ USD, chiếm trên 75,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả các loại của cả nước, tăng gần 53% so với cùng kỳ năm 2016.
Song, câu chuyện thương lái Trung Quốc đua nhau thu mua giá cao, sau lại đột ngột ngừng mua khiến rau quả Việt Nam rớt giá thảm hại, nông dân lỗ nặng không phải là chuyện hiếm, lặp đi lặp lại cả thập kỷ nay.
Chẳng cần nói đâu xa, cũng ở Đồng Nai, năm nay người nông dân trồng chuối ai nấy đều phấn khởi do chuối được thu mua với giá cao ngất ngưởng, thậm chí thương lái Trung Quốc vào tận vườn lùng sục mua. Thế nhưng, nhiều người cũng không thể quên được cảnh ngậm đắng nuốt cay khi vào đúng dịp này năm ngoái họ bị thương lái Trung Quốc “bỏ bom”, đột ngột ngừng mua khiến giá chuối giảm mạnh, phải kêu gọi giải cứu.
Không chỉ vậy, vào nửa đầu năm 2017, có tới hàng chục mặt hàng nông sản Việt rớt giá mạnh, phải kêu gọi giải cứu vì Trung Quốc ngừng mua, bế tắc đầu ra.
Tuy nhiên, chia sẻ về vấn đề này, người dân trồng chuối ở Trảng Bom (Đồng Nai), cho rằng, dù biết vậy họ vẫn phải bán cho Trung Quốc. Bởi, chỉ có Trung Quốc mới thu mua được lượng lớn chuối, còn thị trường trong nước không thể tiêu thụ hết.
Một chuyên gia trong ngành chia sẻ, nông sản Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường Trung Quốc, đặc biệt, chúng ta lại xuất hàng sang Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch nên chuyện bị thao túng giá là khó tránh khỏi. Nông sản Việt giá tăng hay giảm hoàn toàn phụ thuộc vào 1 thị trường, còn người nông dân hoàn toàn bị động.
Trước tình trạng thương lái Trung Quốc thao túng thị trường thanh long, ông Lương Văn Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, mới đây đã có công văn yêu cầu Sở Công Thương và Công an tỉnh khẩn trương chấn chỉnh tình trạng này.
Trong khi đó, trước tình trạng hoa quả ùn ùn sang Trung Quốc những ngày đầu tháng 3, tỉnh Lạng Sơn đã phải gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành trung ương và các địa phương có mặt hàng hoa quả, nông sản xuất khẩu sang Trung Quốc điều tiết hợp lý lượng hàng hoá lên các cửa khẩu của Lạng Sơn để tránh tình trạng ùn tắc, bị ép giá.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.