Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 24 tháng 9 năm 2014 | 10:52

Thường Tín (Hà Nội): Bất thường trong việc chi tiền quét trụ sở?

KTNT - Chỉ để phục vụ cho công tác quét dọn, làm đẹp nơi làm việc của lãnh đạo và cán bộ  huyện Thường Tín, nhưng cơ quan này phải chi đến gần 400 triệu đồng/năm (!?) 
 
Nếu như trong năm 2013, việc chi phí cho công việc quét dọn khu vực hành chính, huyện Thường Tín chỉ chi khoảng 70 triệu đồng/năm thì năm 2014, số tiền bỗng tăng đột biến lên gần 400 triệu đồng/năm. 
 
Theo hợp đồng ký kết và bảng chi tiết giá trị dự toán kinh phí sau thẩm định năm 2014 hạng mục duy trì vệ sinh môi trường quét gom rác tại khu hành chính huyện được ký giữa Cty CP Môi trường Đô thị Toàn Cầu và Trưởng Ban quản lí Dự án duy trì vệ sinh môi trường huyện Thường Tín do ông Lê Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện kiêm Trưởng Ban làm đại diện cuối năm 2013, số tiền ngân sách chi cho công tác quét dọn, làm đẹp nơi làm việc của lãnh đạo huyện Thường Tín trong năm 2014 lên tới xấp xỉ 400 triệu đồng.
 

Việc làm mạnh tay chi  gần 400 triệu cho công tác VSMT công sở của huyện Thường Tín đang đặt cho dư luận nhiều câu hỏi

Đi tìm câu trả lời về việc có hay không sự bất thường về những khoản chi “mạnh tay” của UBND huyện Thường Tín, nhóm phóng viên đã tiến hành khảo sát kinh phí chi cho công tác quét dọn vệ sinh hàng năm tại trụ sở hành chính một số huyện lân cận với Thường Tín như Phú Xuyên, Thanh Oai, Quốc Oai, Ứng Hòa… đều dao động trên dưới 100 triệu đồng/năm. Vậy, lí do nào khiến chi phí cho công tác vệ sinh, làm đẹp trụ sở hành chính của huyện Thường Tín lại cao gấp 3-4 lần so với những địa phương khác?
 
Để tìm hiểu rõ khoản chi lạ lùng của huyện Thường Tín, chúng tôi chiếu theo Quyết định số 7936/2013/QĐ-UBND của UBND TP. Hà Nội do Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Sửu ký ngày 27/12/2013 quy định mức thu dịch vụ vệ sinh đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường trên địa bàn TP. Hà Nội và nhận thấy hợp đồng ký kết giữa huyện Thường Tín và Cty CP Môi trường Đô thị Toàn Cầu có dấu hiệu sai quy định.
 


Bảng dự toán kinh phí kí kết giữa Cty Môi trường Đô thị Toàn Cầu và UBND huyện Thường Tín.
 
Trong Quyết định số 7936 nêu rõ: Trường học, nhà trẻ, khu nội trú, trụ sở làm việc của các DN, cơ quan hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, phòng giao dịch các ngân hàng, các DN chỉ được ký hợp đồng dịch vụ với các đơn vị làm công tác vệ sinh môi trường, căn cứ để tính toán chi phí là khối lượng m3/tháng. Tuy nhiên, riêng huyện Thường Tín lại ký với Cty CP Môi trường Đô thị Toàn Cầu hợp đồng duy trì thường xuyên hàng ngày và lấy diện tích m2, ha để thanh toán!?
 
Bình luận về sự việc trên, một cán bộ hưu trí huyện Thường Tín cho biết: Cả huyện có 29 xã, thị trấn thì mới chỉ có 16 xã, thị trấn được thu gom, xử lí rác thải sinh hoạt, số còn lại vẫn phải chờ và sống chung với rác vì không có kinh phí. Trong khi người dân 13 xã đang bức xúc sống chung với rác vì không có tiền để thu gom, xử lí mà lãnh đạo huyện Thường Tín lại dùng gần 400 triệu đồng để quét dọn, làm đẹp nơi mình làm việc là việc làm có nhiều dấu hiệu khuất tất.
 

Trong khi nhiều xã của huyện chưa có kinh phí thu gom rác thì việc làm của UBND huyện Thường Tín cho thấy nhiều bất cập.
 
Làm việc với ông Lê Thanh Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện kiêm Trưởng Ban Quản lí Dự án duy trì vệ sinh môi trường huyện Thường Tín về những khoản chi “đột biến” này, ông Sơn thừa nhận công tác thu gom, xử lí chất thải rắn trên địa bàn huyện Thường Tín đúng là đang tồn tại nhiều bất cập và bất hợp lí. Bản thân ông Sơn cho biết, Ban Quản lí Dự án duy trì vệ sinh môi trường đang tiến hành xem xét kiến nghị với lãnh đạo huyện cho dừng việc duy trì quét dọn, vệ sinh khu hành chính huyện từ quý IV/2014.
 
Về “Đề án thu gom xử lí rác thải nông thôn”, ông Sơn thừa nhận, bất cập lớn nhất của Đề án phải dùng tiền ngân sách quá lớn. Huyện Thường Tín và các đơn vị chuyên môn đang tiến hành rà soát lại Đề án để có những điều chỉnh phù hợp. Quan điểm là sắp tới, vẫn chỉ với số kinh phí 12 tỉ đồng đó, nhưng Cty Toàn Cầu phải triển khai được trên toàn bộ 29 xã, thị trấn mới cân nhắc cho thực hiện tiếp. Sau đó lên phương án xây dựng các điểm tập kết rác thải tại 13 xã còn lại.
 
Thành Vinh – Vũ Quang
 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top