Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Yên Bái, cho biết, mặc dù đã khuyên can không nên nhập bò vào những ngày thời tiết bất lợi nhưng có lẽ họ muốn hoàn thành nhiệm vụ nên nóng vội và dẫn tới dịch bệnh trên đàn gia súc.
Yên Bái: Bò dự án “dính” dịch, đâu là nguyên nhân?
Như Báo Kinh tế nông thôn đã đăng tải, “Chung tay vì cộng đồng” là chương trình hết sức ý nghĩa mà Tập đoàn Viettel dành tặng cho người dân nghèo cả nước, trong đó có tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan đã biến “lòng tốt” này thành vấn đề “đau đầu” cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh.
Cụ thể, thực hiện Kế hoạch 146 của Ban chỉ đạo Chương trình Chung tay vì cộng đồng ở Yên Bái, Chi nhánh Viettel Yên Bái đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh tiếp nhận 2 đợt nhập bò giống của Công ty Việt Tín có địa chỉ tại Hải Dương. Số bò trên có nguồn gốc từ xã Ninh Thuận và Ninh Phúc, TP Ninh Bình (Ninh Bình).
Ngyên nhân dịch bùng phát ở Yên Bái xuất phát từ đàn bò dự án.
Trong đợt bò thứ hai được nhập vào ngày 8/12/2014 với số lượng 100 con, vận chuyển từ Ninh Phúc (Ninh Bình) lên 4 xã, thị trấn của huyện Trạm Tấu gồm Hát Lừu, Pá Lau, TT. Trạm Tấu, Tà Si Láng. Theo báo cáo tình hình dịch bệnh của Trạm Thú y huyện Trạm Tấu, ngày 10/12, 2 hộ dân Lừ 2 xã Hát Lừ có 2 con bò dự án có biểu hiện triệu chứng lâm sàng LMLM: Sốt, bỏ ăn, miệng chảy nhiều nước bọt, niêm mạc lưỡi, nướu lợi có vết loét. Móng chân có vết loét.
Từ đó, số gia súc mắc bệnh có biểu hiện tăng. Ngày 10 đến ngày 14, trong 100 con bò dự án nhập vào 4 xã thì có 40 con mắc bệnh do Viettel hỗ trợ.
Trao đổi với phóng viên, ông Lư Ngọc Duyên, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Yên Bái, cho biết: Nguyên nhân dẫn tới đàn gia súc trên địa bàn tỉnh dính dịch đã được Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT kết luận, là do đàn bò dự án chuyển vào địa phương đã phát bệnh lây lan ra gia súc địa phương.
Ông Trần Đức Lâm, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp Yên Bái cho rằng: Chương trình “Chung tay vì cộng đồng” là chương trình hết sức nhân đạo và có ý nghĩa nhân văn lớn. Nguyên nhân dẫn tới dịch bệnh trên đàn gia súc địa bản tỉnh đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ, nhưng sơ bộ ban đầu là xuất phát từ đàn bò dự án mới nhập vào.
Số liệu thống kê của cơ quan chức năng về gia súc mắc bệnh.
"Mặc dù chúng tôi đã khuyến cáo là vào mùa đông thời tiết bất lợi trong việc nhập gia súc nhưng nhà tài trợ thì nhiệt tình, muốn hoàn thành nhiệm vụ, chính quyền cũng không thể từ chối tấm lòng tốt đẹp đó, dẫn tới tình hình xấu như hiện nay", ông Lâm nói.
Cũng theo ông Lâm, sau khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, Thú y vùng I (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cũng đã vào cuộc kiểm tra. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cũng đã đích thân chỉ đạo huy động mọi lực lượng làm tốt công tác chống dịch, không bàn đến nguyên nhân gây dịch dẫn tới mất lòng tốt của người ta (Viettel).
Được biết, tính đến 31/12/2014, đàn bò dự án đã có 3 con chết và tiêu hủy và hơn 200 con gia súc trên địa bàn dính dịch.
Theo ông Lâm, đây là bài học trong công tác chỉ đạo. Chúng tôi chỉ là đơn vị nhận bò, kiểm định bò, mua bán là đơn vị Viettel.
Đại diện Viettel phản ứng như thế nào về những nhận định trên của cơ quan chức năng sở tại. Đơn vị cung cấp bò là Công ty CP Việt Tín lí giải như thế nào về sự việc.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin./.
Thành Vinh
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.