KTNT- Liên quan đến việc thi công dự án thoát nước trên một số tuyến đường trong gói thầu 9 gây bức xúc cho dư luận, ông Nguyên Viết An, đại diện Ban quản lý thoát nước Hà Nội (Sở Xây dựng) cho biết, đã tiến hành kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với đơn vị thi công công trình là liên danh Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC - Công ty TNHH MTV và Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng.>> Hà Nội: Cải thiện môi trường hay phá đường?
Gói thầu 9 - xây dựng cống thuộc dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội hiện đã thi công xong cống thoát nước ở 39 tuyến phố trên 7 quận nội thành, có 2 tuyến chưa thi công là Lê Duẩn, Minh Khai và 5 tuyến đang được đơn vị thi công là Lò Đúc, Trần Hưng Đạo, Hoàng Văn Thái, Khương Thượng, Lương Sử.
Theo đại diện BQL thoát nước Hà Nội, hiện đã có 34 tuyến phố được hoàn trả mặt đường đến lớp thảm hạt mịn và 9 tuyến phố được hoàn trả đến lớp thảm hạt trung. Các tuyến này đều được giao cho đơn vị thi công là liên danh Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC - Công ty TNHH MTV và Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng.
Liên quan đến sự việc như báo Kinh tế nông thôn phản ánh, ông Nguyên Viết An, đại diện Ban quản lý thoát nước Hà Nội (Sở Xây dựng) thừa nhận, thực trạng như báo phản ánh là có thật. Ngay sau khi có thông tin, chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị liên quan họp kiểm điểm rút kinh nghiệm, chấn chỉnh không để tình trạng như trên.
Ông Nguyễn Viết An cho biết Ban quản lý thoát nước Hà Nội đã lập tức khắc phục đoạn đường "vá víu", kiểm điểm trách nhiệm nhà thầu. |
34 tuyến phố đã hoàn trả mặt đường đến lớp thảm mịn gồm: Lạc Trung, Hòa Mã, Ngô Thì Nhậm, Thái Thịnh, Chi cục Thuế, Hàng Rươi, Hàng Hành, Bảo Khánh, Nhà Thờ, Đinh Liệt, Nguyễn Xí, Tạ Hiện, Hàng Phèn, Phó Đức Chính, Hàng Tre, Hàng Thùng, Nhà Hỏa, Hàm Long, Trương Định, ngõ Bà Triệu, Hàng Muối, Lãn Ông, Phan Chu Trinh, Cổ Tân, Lãnh Nam, Thợ Nhuộm, Quán Sứ, Hai Bà Trưng, Thịnh Yên, Chùa Vua, Hoàng Diệu, Điện Biên Phủ, một phần tuyến phố Lò Đúc, ngõ Nguyễn Công Chứ. |
Thành Vinh
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.