Để làm rõ những nội dung cư dân tòa nhà N08B phản ánh, phóng viên đã đặt lịch làm việc với UBND quận Cầu Giấy và "bị đẩy" liên hệ với phường Dịch Vọng. Tuy nhiên, lãnh đạo phường này lại cho biết, chưa nhận được nội dung yêu cầu của quận.
>> Công ty CP Thanh Bình bị tố nhiều sai phạm
Cư dân tố Công ty Thanh Bình biến 2/3 diện tích tầng 1 từ chỗ để xe và sinh hoạt cộng đồng thành khu cho thuê kinh doanh.
Báo Kinh tế nông thôn đã có bài “Công ty CP Thanh Bình bị tố nhiều sai phạm”, phản ánh việc Công ty CP Thanh Bình - Hà Nội (Công ty Thanh Bình) - chủ đầu tư dự án tòa nhà N08B, khu đô thị mới Dịch Vọng, phường Dịch Vọng (Cầu Giấy - Hà Nội) tự ý thay đổi công năng tầng 1 của tòa nhà thành siêu thị, nhà hàng, xây thêm tầng 10 làm văn phòng.
Để làm rõ những nội dung cư dân tòa nhà N08B phản ánh, ngày 9/8, phóng viên đã đặt lịch làm việc với UBND quận Cầu Giấy. Tuy nhiên, sau 13 ngày không thấy phản hồi, liên hệ lại thì được biết, trực tiếp Chủ tịch UBND quận đã chuyển nội dung xuống phường Dịch Vọng từ ngày 9/8, đề nghị phóng viên làm việc với ông Lương Mậu Hùng, Chủ tịch UBND phường Dịch Vọng. Tuy nhiên, liên hệ với ông Hùng, ông này cho biết, vẫn chưa nhận được nội dung yêu cầu của quận.
Trước thông tin Công ty Thanh Bình tự ý thay đổi công năng tầng 1, xây thêm tầng 10, ông Hùng cho biết, tầng 1 chưa rõ ràng lắm vì trong thiết kế không ghi gì cả; còn tầng 10 không có, chỉ có tầng áp mái thôi, không hẳn là tầng 10.
Như số báo trước đã thông tin, theo hợp đồng mua bán căn hộ được ký kết đầu năm 2009 thì tòa nhà N08B sẽ được hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2010. Đến giữa năm 2012, Công ty Thanh Bình yêu cầu cư dân ký biên bản thanh lý hợp đồng để làm thủ tục xin cấp “sổ đỏ”.
Tuy nhiên, nội dung biên bản thanh lý không đúng với các điều khoản hợp đồng mua bán đã được ký kết trước đó. Cụ thể, Công ty Thanh Bình yêu cầu các hộ dân phải đóng thêm 2% phí bảo trì và đưa nội dung này vào biên bản thanh lý hợp đồng (theo quy định thì 2% phí bảo trì nằm trong số tiền bán căn hộ - Khoản 5, Điều 51 Nghị định 71/2010/NĐ-CP của Chính phủ).
Ngoài ra, theo thiết kế dự án được phê duyệt và thể hiện trên bản hồ sơ hoàn công thì Công ty Thanh Bình đã tự ý điều chỉnh chức năng tầng 1 từ chỗ để xe và sinh hoạt cộng đồng thành khu kinh doanh cho thuê làm siêu thị và nhà hàng. Việc làm này khiến cho cư dân không có chỗ sinh hoạt cộng đồng, khu vực dành để xe máy quá chật chội, ảnh hưởng lớn đến các hộ dân sống phía trên, lối thoát hiểm của dân cư bị chiếm dụng để làm chỗ để đồ và sơ chế thức ăn gây ô nhiễm, tiềm ẩn nguy cơ cao về mất an toàn phòng chống cháy nổ.
Nghiêm trọng hơn, theo các cư dân, trong hợp đồng mua bán căn hộ và theo hồ sơ hoàn công, thì tòa nhà N08B chỉ có 9 tầng, nhưng Công ty Thanh Bình tự ý cơi nới, xây thành 10 tầng, tầng xây dựng thêm làm văn phòng cho thuê là trái với thiết kế ban đầu.
Công ty Thanh Bình tự ý xây nhà để xe ngay bên ngoài tòa nhà làm mất mỹ quan đô thị, không đúng với thiết kế.
Việc chủ đầu tư xây thêm tầng 10 làm ảnh hưởng lớn đến kết cấu toà nhà cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của cư dân khi thang máy thường xuyên bị quá tải, hệ thống thông gió của toà nhà bị bít toàn bộ, bao gồm hệ thống hút thông gió nhà tắm, hệ thống hút khói và hệ thống hút ống xả rác, làm cho các căn hộ bị ảnh hưởng nặng về môi trường.
Còn theo đại diện chủ đầu tư thì giá bán chỉ hơn 13 triệu đồng/m2 nên để không tăng giá thành, Công ty Thanh Bình buộc phải giữ lại một phần diện tích của tầng 1 để cho thuê và một phần diện tích của tầng áp mái cho các đơn vị thành viên của công ty hoạt động, phần còn lại là phòng sinh hoạt cộng đồng của cư dân, nếu bà con đồng ý trả cho công ty phần chi phí đầu tư xây dựng, công ty sẵn sàng bàn giao lại cho bà con.
Cũng theo đại diện chủ đầu tư Thanh Bình, khi làm việc với Ban quản trị tòa nhà, công ty thống nhất dành 45% lợi nhuận cho thuê hỗ trợ phục vụ hoạt động của tòa nhà và xem đây là hành động thiện chí?!
Trước bức xúc của cư dân tòa nhà N08B, đề nghị Chủ tịch UBND TP. Hà Nội chỉ đạo các đơn vị chức năng sớm vào cuộc kiểm tra xử lý theo quy định của pháp luật; đồng thời làm rõ trách nhiệm của UBND quận Cầu Giấy, phường Dịch Vọng trong việc để xảy ra sai phạm tại Công ty Thanh Bình.
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin với bạn đọc về vụ việc.
Hoàng Văn
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.