KTNT - Tất cả văn bản đều nêu rõ kích thước bức phù điêu in bạt lên tỷ lệ 1/1 để trưng cầu ý kiến của các giới, các ngành và nhân dân. Nhưng trên thực tế, mô hình bạt đang trưng cầu tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp (TP.Thái Nguyên, Thái Nguyên) lại có kích thước hoàn toàn khác. Phải chăng, chủ đầu tư là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên cố tình “lừa” cán bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên?!
>> Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên “vừa đá bóng, vừa thổi còi”?
>> Đội vốn “khủng”, phù điêu quảng trường Thái Nguyên chưa thể thi công
Quyết định phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng phù điêu tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, TP Thái Nguyên.
Như Báo Kinh tế nông thôn đã phản ánh, theo kế hoạch ban đầu, Dự án đầu tư xây dựng công trình Quảng trường Võ Nguyên Giáp tại TP.Thái Nguyên sẽ được hoàn thành vào tháng 8/2016. Tuy nhiên, do chủ đầu tư nội dung bức phù điêu tại quảng trường là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên “phối hợp” với nhà thầu để nâng diện tích, chiều cao phù điêu - đồng nghĩa nâng tổng mức đầu tư lên gần gấp đôi, đưa tổng giá trị lên đến hơn 80 tỷ đồng - khiến dự án phải dừng thi công và chưa biết đến bao giờ mới tiếp tục.
Quy mô bức phù điêu in bạt để trưng cầu ý giảm đi so với ban đầu từ 36,5 x12m xuống còn 10,5 x 37m. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch viện dẫn quy mô bức phù điêu giảm là dựa vào Biên bản Họp hội đồng nghệ thuật 19/10/2016 đã thống nhất.
Điều đáng nói là, kích cỡ bức phù điêu đã được Hội đồng nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên tuyển chọn và quyết định thông qua thi tuyển kiến trúc đàng hoàng. Sau đó, bằng các Quyết định phê duyệt số 2386/QĐ-UBND ngày 24/10/2014, số 3093/QĐ-UBND ngày 27/12/2014, số 1785/QĐ-UBND ngày 21/7/2015, kích thước của phù điêu đều được ấn định: “nền phù điêu diện tích khoảng 600m2 x2=1.200m2, có độ giật cấp 0,3m x 0,6m và 0,9m, xây tường phù điêu kích thước 1,5m (rộng) x 35,2m (dài), cao từ 6,2m đến 8,6m”.
Thế nhưng, sau khi phần bê tông của bức phù điêu đang được thi công thì buộc phải dừng bởi đề nghị từ phía nhà thầu và chủ đầu tư với lý do thay đổi kích cỡ, chất liệu xây dựng bức phù điêu tại Quảng trường này với chiều dài đến 36m và chiều cao 12m.
Ngay lập tức, nhiều ý kiến phản biện đã được đưa ra cho rằng kích thước đề xuất quá lớn so với quy mô chung của quảng trường, khó đảm bảo tính thẩm mỹ.
Biên bản họp Hội đồng nghệ thuật ngày 19/10/2016 không hề có dòng nào đề cập đến việc “giảm quy mô so với lựa chọn ban đầu”.
Cuối tháng 12 này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đã tổ chức in bạt và treo tại vị trí dự kiến xây dựng phù điêu tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp để trưng cầu ý kiến các giới, các ngành và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Sau khi xem thực tế, nhiều người khi trả lời phiếu trưng cầu rằng, kích thước phù điêu đã có phần hợp lý, nhưng điều tra của phóng viên thấy một thực tế: Vì cố tình đạt mục đích để có ý kiến đồng thuận, chủ đầu tư công trình đã cố tình lừa nhãn quan người xem.
Tại tất cả văn bản phóng viên thu thập được đến thời điểm này đều nêu rõ: “Tiến hành in bạt lên tỷ lệ 1/1 để trưng cầu ý kiến các giới, các ngành và nhân dân về kích thước phù điêu với không gian tổng thể của quảng trường”. Như vậy, đồng nghĩa với việc phù điêu trưng bày tại quảng trường phải có chiều cao 12m và chiều dài 36,5m.
Theo các nhà phân tích, việc cố tình hạ chiều cao và tăng chiều dài, chiều rộng của mô hình giả phù điêu, Sở VHTT&D Thái Nguyên đang cố tình lừa cán bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên.
Thực tế, khung và bạt được trưng cầu ý kiến tại Quảng trường lại có kích thước hoàn toàn khác. Cụ thể, nếu tính từ cốt 00, phù điêu đang trưng bày chỉ cao 10,5m (thấp hơn 1,5m so với yêu cầu); chiều dài của phù điêu đúng ra là 36,5m nhưng đo lại là 37,5m (dài hơn 1m). Đó là chưa kể chiều dày của phù điêu dự kiến phần đế có kích thước gần 4m nhưng đo thực tế chỉ là 2m.
Theo các nhà phân tích, việc cố tình hạ chiều cao và tăng chiều dài, chiều rộng của mô hình giả phù điêu nói trên là cố tình lừa thị giác của người xem, sẽ khiến hình thấp xuống, thanh thoát hơn và dễ coi hơn.
Trả lời câu hỏi của phóng viên chiều 28/12/2016, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, biện bạch rằng: “Căn cứ kết quả khảo sát thực địa, Hội đồng nghệ thuật đã thống nhất lắp dựng mô hình phù điêu trên nền móng hiện trạng để xin ý kiến và quy mô có giảm so với lựa chọn ban đầu là 10,5 x 37m. Việc giảm quy mô là dựa trên khảo sát thực tế kiến trúc cảnh quan của quảng trường cũng như các công trình hiện có đang được xây dựng tại quảng trường”.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên cần sớm vào cuộc làm rõ động cơ, mục đích của việc tự ý thay đổi kích thước bức phù điêu nhằm đánh lừa thị giác của những người được trưng cầu ý kiến.
Thế nhưng, căn cứ mà đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đưa ra dựa trên Biên bản họp Hội đồng nghệ thuật ngày 19/10/2016 lại không hề có dòng nào đề cập đến việc “giảm quy mô so với lựa chọn ban đầu”. Không những vậy, mục 4 phần Kết luận của Biên bản này còn ghi rõ: “Tiến hành in bạt lên tỷ lệ 1/1 để trưng cầu ý kiến các giới, các ngành và nhân dân về tỷ lệ kích thước phù điêu với không gian tổng thể của Quảng trường Võ Nguyên Giáp, làm cơ sở cho bước lập dự án trình UBND tỉnh phê duyệt”.
Như vậy, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên đã cố tình thay đổi kích thước in bạt trưng cầu ý kiến cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Báo Kinh tế nông thôn đề nghị Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên và các ngành chức năng sớm vào cuộc làm rõ động cơ, mục đích của việc tự ý thay đổi nhằm đánh lừa thị giác này của chủ đầu tư.
Đình Tùng
Bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ: Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.