Báo cáo số 266/BC-UBND ngày 07/6/2016 của UBND xã Đông Hội (Đông Anh - Hà Nội) do Phó chủ tịch (hiện là Chủ tịch) Đặng Xuân Thiện ký về việc quản lý đất đai, trật tự xây dựng tại thôn Đông Ngàn thể hiện rõ việc chính quyền đã buông lỏng quản lý, cố tình “làm ngơ” cho những sai phạm, để sự việc diễn biến phức tạp, gây khó khăn trong xử lý vi phạm.
>> TP.Hà Nội chỉ đạo làm rõ sai phạm trong quản lý đất đai tại xã Đông Hội
>> Đông Hội: Buông lỏng quản lý đất đai hay tiếp tay cho sai phạm?
>> “Ba đời” trưởng thôn giao đất trái thẩm quyền, chiếm dụng đất công
Báo cáo số 266/BC-UBND ngày 07/6/2016 của UBND xã Đông Hội.
Trong các bài viết trước, Báo Kinh tế nông thôn đã chỉ ra những cá nhân, hộ gia đình thuộc thôn Đông Ngàn, xã Đông Hội bất chấp các quy định của Nhà nước về quản lý đất đai và được sự tiếp tay của một số cán bộ chính quyền thôn tự ý lấn chiếm đất nông nghiệp, đất công, xây dựng những công trình trái phép, thách thức dư luận và chính quyền các cấp.
Người dân ở đây tưởng rằng những vi phạm này sẽ được chính quyền xử lý một cách nghiêm khắc theo đúng quy định của pháp luật, thu hồi lại đất công trả lại cho Nhà nước nhưng vụ việc chỉ được chính quyền xử lý một cách qua loa, sau đó để cho các công trình này “tồn tại với thời gian”.
Khu đất nhà ông Nguyễn Văn Thư lấn chiếm hiện đã xây một căn nhà cấp 4 có diện tích khoảng 100m2.
Đơn cử như trường hợp của ông Nguyễn Văn Thư đã được lãnh đạo thôn Đông Ngàn giao đất trái thẩm quyền (thực chất là thôn đã bán) 2.279,5m2 với giá 965.000.000 đồng. Sau đó, ông Thư tự ý bơm cát để san lấp toàn bộ diện tích trên. Đến tháng 03/2014, ông Thư đã tự ý xây tường bao khu đất trên nhưng với diện tích lên đến 4.033m2. Tháng 2/2016, ông Thư tiếp tục làm nhà trên khu đất đó với diện tích 134,4m2.
Mặc dù ngay từ khi phát hiện ông Thư bơm hút cát san lấp đất do lãnh đạo thôn giao trái thẩm quyền, chính quyền đã lập biên bản; ra quyết định huỷ bỏ việc giao đất của thôn cho ông Thư; ra quyết định xử phạt, nhưng những quyết định đó dường như không làm cản trở ông Thư thi công lấn chiếm và xây dựng trái phép. Đến nay, công trình đó vẫn ngang nhiên tồn tại trước mắt “bàn dân thiên hạ”.
Tại khu đất trống đầu ngõ Mít, theo báo cáo của UBND xã Đông Hội, đây là khu đất công do xã quản lý. Năm 1997, thực hiện Nghị quyết của chi bộ thôn và hội nghị quân dân chính thời điểm đó đã cho bơm cát vào để tiến hành xây dựng chợ. Đến nay, việc xây dựng chợ ở đây không còn phù hợp nên vẫn là đất trống?! Nhưng thực chất, khu đất này đã bị phân lô, chia bán hết. Người dân tại đây cho biết, khu đất đã được xây tường phân lô và thuộc quyền quản lý của gia đình ông bà Tường - Dụng; gia đình ông Phong và cả nguyên trưởng thôn Nguyễn Thường Thanh.
Đối với sân bóng đá của thôn Đông Ngàn, đây là sân bóng có diện tích 6.500m2. Năm 2004, ông Phạm Trung Hy lúc đó đang làm quyền trưởng thôn đã ký hợp đồng chuyển đổi vật liệu xây dựng lấy quyền sử dụng đất sân bóng này để giao cho ông Nguyễn Thường Thanh 2.310m2, nhưng tới năm 2007 mới giao cho ông Thanh (lúc này ông Hy không còn làm trưởng thôn nữa). Ngay sau đó, ông Thanh đã tự ý xây dựng tường bao khu đất sân bóng lên đến 3.465m2. Thực chất là ông Thanh đã chiếm toàn bộ sân bóng với diện tích 6.500m2 chứ không phải là 3.465m2 như báo cáo. Tại khu đất này hiện ông Thanh đã làm 2 nhà bảo vệ có diện tích 20m2.
Cũng giống như ông Thư, chính quyền xã Đông Hội cũng đã kiểm tra và ban hành các quyết định huỷ hợp đồng giao đất trái thẩm quyền của ông Phạm Trung Hy cho ông Nguyễn Thường Thanh, yêu cầu ông Thanh dỡ bỏ các công trình xây dựng vi phạm pháp luật. Nhưng ông Thanh không chấp hành các quyết định đó của chính quyền xã, vẫn ngang nhiên xây dựng tường bao kín toàn bộ sân bóng đá của thôn.
Phòng khám Đa khoa chữu thập đỏ Đông Anh của ông Nguyễn Thường Thanh xây dựng trên đất công hoạt động đã nhiều năm nay nhưng chưa bị xử lý.
Ông Thanh còn được cán bộ thôn Đông Ngàn qua các thời kỳ (Bí thư Chi bộ thôn Nguyễn Thị Thể; Trưởng thôn Nguyễn Văn Thắng, Phạm Trung Hy; Cấp uỷ là ông Nguyễn Đức Lực; giúp việc cho thôn là ông Phạm Văn Thuyết; Đội trưởng sản xuất Phạm Văn Đằng) ưu ái giao cho đất ao liền kề, hành lang đê lên đến hàng nghìn mét vuông. Hiện, khu đất giao trái thẩm quyền này đang được ông Thanh xây dựng và cho một phòng khám hoạt động.
Lấy lý do là thôn Đông Ngàn vẫn còn nợ mình tiền xây dựng đường giao thông trong xóm, tiền làm đình Đông Ngàn nên ông Nguyễn Thường Thanh đã yêu cầu chính quyền thôn phải trả cho ông hơn 1.052m2 đất tại khu vực ao vườn cam. Chúng tôi sẽ có bài viết về việc có hay không việc nhân dân thôn Đông Ngàn nợ tiền của ông Thanh?!
Trường hợp của bà Ngô Thị Thanh, Ngô Thị Thuỷ, Ngô Thị Hà đã được ông Nguyễn Đức Lực là trưởng thôn năm 1996 - 1997 tự ý bán cho các gia đình này với giá 15.000 đồng/m2 nhưng chưa thông qua thôn.
Vụ việc bán đất trái thẩm quyền ở thôn Đông Ngàn xảy ra từ nhiều năm nay, qua nhiều thời kỳ lãnh đạo. Sai phạm đã rõ nhưng không hiểu vì lý do gì đến nay vẫn chưa xử lý dứt điểm. Sau khi Báo Kinh tế nông thôn phản ánh, UBND TP. Hà Nội đã có chỉ đạo giao Chủ tịch UBND huyện Đông Anh xác minh, xử lý sai phạm và trả lời báo. Tuy nhiên, sau nhiều lần liên hệ làm việc với huyện Đông Anh, lãnh đạo huyện này vẫn “né” báo chí.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu kiểm tra làm rõ nội dung phản ánh của Báo Kinh tế nông thôn về những sai phạm trong quản lý đất đai tại xã Đông Hội.
Đề nghị UBND huyện Đông Anh chỉ đạo các cơ quan chức năng vào cuộc xử lý nghiêm những sai phạm tại xã Đông Hội, lấy lại lòng tin của nhân dân.
Thủy – Hoàng
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.