Báo Kinh tế nông thôn có bài “Hà Nam: Chương trình bò sữa đẩy người dân vào vòng xoáy nợ nần”, phản ánh việc nông dân ở khu “biệt thự” bò xã Nhân Bình (Lý Nhân - Hà Nam) vô cùng hoang mang khi bỏ một khoản tiền lớn để mua bò sữa nhưng vừa đưa về trang trại, con thì chết, con thì sảy thai, cầu cứu cơ quan chức năng thì “biệt vô âm tín”.
Khi thấy bò có triệu chứng bất thường, các hộ đã gọi cho công ty cung cấp bò sữa hỏi giấy kiểm dịch cũng như các loại giấy tờ chứng minh tiêm phòng trước đó, nhưng công ty không cung cấp. Bà con buộc phải mời bác sỹ thú y về thăm khám, chi phí hết cả chục triệu đồng.
Hiện vẫn chưa ai đứng ra chịu trách nhiệm về tình trạng bò ốm và chết.
Để rộng đường dư luận, chúng tôi gọi điện đặt lịch làm việc với ông Lưu Trần Cường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển bò sữa Hà Nam nhưng ông nói rất bận và đã báo cáo vụ việc lên Sở Nông nghiệp và PTNT, muốn lấy thông tin gì thì qua đó.
Làm việc với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lý Nhân, bà Nguyễn Thị Quyên và bà Nguyễn Thị Minh, Phó trưởng phòng cho biết, việc bò chết và sảy thai ở xã Nhân Bình là có thật. Ngay khi sự việc xảy ra, lãnh đạo cùng cơ quan chức năng huyện đã có mặt giải quyết, hiện số bò còn lại đã dần ổn định. Huyện cũng yêu cầu Công ty cổ phần Phát triển bò sữa Hà Nam cung cấp hồ sơ lý lịch (trong đó có lý lịch tiêm vắc-xin) của từng con bò nhưng cho đến nay đơn vị này chưa cung cấp.
Theo hai lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Lý Nhân, chất lượng bò đợt này không tốt bằng bò ở Ba Vì (Hà Nội) hay ở Mộc Châu (Sơn La).
Được biết, huyện Lý Nhân đã giữ 10% tổng số tiền trước khi mua bò để bảo lãnh, nay các hộ làm đơn đề nghị huyện yêu cầu Công ty cổ phần Phát triển bò sữa phải có trách nhiệm với các con giống đã chết, sảy thai. Trao đổi qua điện thoại, ông Nguyễn Thành Thăng, Phó chủ tịch UBND huyện, cho biết, đã nhận được đơn đề nghị của các hộ dân về việc giữ lại số tiền 10%, UBND huyện đang xem xét để giải quyết.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.
Trung Hiếu
Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected]. |
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.