Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 21 tháng 3 năm 2014 | 5:54

Tiếp bài “Một dự án phục vụ dân sinh biến mất”: “Văn bản của Thành phố hiểu thế nào cũng được”(!?)

KTNT- Đó là khẳng định của ông Lưu Tất Thắng - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân tại buổi họp báo diễn ra vào chiều ngày 18/3 liên quan đến dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính đang bị “xẻ thịt” bằng hàng loạt các hạng mục công trình, khiến cho “lá phổi xanh” đang hàng ngày bị “ung thư hóa”.


Dư án “đóng băng”, nhiều doanh nghiệp tranh nhau “xâu xé”

Trước tình trạng khu “đất vàng” đang bị hàng loạt doanh nghiệp cùng nhau “xẻ thịt” để kinh doanh kiếm lời. Trong đó, một phần dịch tích đất nằm trên địa bàn phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy cũng bị một số doanh nghiệp “xé nhỏ”. Ngày 14-3 UBND phường Trung Hòa đã phối hợp với Công an, Thanh tra giao thông quận Cầu Giấy tiến hành lập biên bản, giải tỏa các trường hợp vi phạm. Tại tuyến đường nằm giữa lô đất CQ và một phần đất tại Công viên hồ điều hòa Nhân Chính thuộc địa bàn của phường, theo đó, đoàn đã xử lý hàng loạt sai phạm về lấn chiếm đất, không có giấy phép xây dựng; lập biên bản 32 trường hợp vi phạm. Riêng trong khu vực 2 lô đất này có 7,8 tổ chức, cá nhân vi phạm về việc lấn chiếm đất, dựng nhà tạm, tập kết phương tiện giao thông, vật liệu xây dựng… trái phép, còn lại và 2 trường hợp hiện đang được Công an phường Trung Hòa đang tiếp tục xác minh, làm rõ.

Ông Lưu Tất Thắng - Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân: “Văn bản của Thành phố hiểu thế nào cũng được”

Trong các trường hợp trên, điều đáng nói là Bãi trông giữ xe ô tô tại khu đất dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính. Bởi chủ nhân của bãi gửi xe này nắm trong tay hợp đồng thuê đất số: 02/2014/HĐ-TTPTQĐ với thời hạn thuê 1 năm(từ ngày 15-1-2014 đến ngày 15-1-2015) do ông Vũ Quang Trung- Phó giám đốc phụ trách Trung tâm phát triển quỹ đất quân Thanh Xuân trực tiếp ký.
 
Theo Văn bản giao đất số 5589/UBND-TNMT của UBND TP Hà Nội nêu rõ: “UBND quận Thanh Xuân có trách nhiệm xem xét từng trường hợp cụ thể; sử dụng đất tạm thời không quá 12 tháng, không cho các tổ chức, cá nhân sử dụng làm địa điểm đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp. Trong thời hạn 12 tháng sử dụng tạm thời, UBND quận Thanh Xuân có trách nhiệm lập phương án sử dụng đất theo quy hoạch được phê duyệt báo cao UBND thành phố xem xét”.

Qua Văn bản giao đất trên, thời gian quản lý đất tạm thời của Trung tâm phát triển quỹ đất quận Thanh Xuân (12 tháng kể từ ngày 8-5-2013) đến nay chỉ còn chưa đầy 5 tháng. Như vậy, việc ông Trung cố tình ký hợp đồng cho doanh nghiệp thuê đất dự án với thời hạn 1 năm (từ 15-1-2014 đến 15-1-2015) là sai quy định.

Liên quan đến vụ việc trên, ngày 14-3 UBND phường đã tiến hành lập biên bản đối với sân bóng Minh kiệt (nằm trên diện tích đất dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính, thuộc địa bàn phường Trung Hòa). Theo ông Nguyễn Hải Đăng- Phó chủ tịch UBND phường Trung Hòa cho biết: “Tại thời điểm trên, chủ sân bóng này không xuất trình được các giấy tờ liên quan theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, họ không nhận trách nhiệm với lý do: Có hợp đồng thuê đất với Trung tâm phát triển quỹ đất quận Thanh Xuân nhưng họ không đưa cho tôi, các anh muốn kiểm tra thì liên hệ với họ để tìm hiểu. Đối với trường hợp này phường sẽ liên hệ với Trung tâm phát triển quỹ đất quận Thanh Xuân, căn cứ vào Biên bản làm việc của Công an phường Trung Hòa, chúng tôi sẽ cầu Trung tâm phát triển quỹ đất quận Thanh xuân xuất trình các giấy tờ liên quan và có hướng xử lý cụ thể theo quy định của pháp luật…”.

Cũng theo ông Đăng: “Phường làm việc theo đúng pháp luật, tuy nhiên việc triển khai gặp rất nhiều khó khăn. Bởi Trung tâm phát triển quỹ đất quận Thanh xuân là đơn vị được giao cho quản lý khu đất dự án này, nhưng họ không phối hợp với UBND phường. Vì vậy khi phát hiện sai phạm như xây dựng sân bóng, tập kết VLXD, phương tiện giao thông… các đối tượng này luôn tìm mọi cách né tránh nên rất khó xử lý”.

Ngày 5-3 vừa qua UBND phường Trung Hòa đã có Công văn số: 29/UBND-CV gửi điện lực Cầu Giấy yêu cầu cắt điện đối với tất cả các trường hợp vi phạm trên. Bên cạnh đó phường cũng yêu cầu các trường hợp vi phạm này tự giác tháo dỡ, di dời tài sản ra khỏi khu vực vi phạm… trả lại đất hiện trạng như ban đầu.

Công viên hồ điều hòa Nhân Chính đang bị “băm nát”


“Văn bản hiểu thế nào cũng được”?

Liên quan đến việc Công viên hồ điều hòa Nhân Chính, một dự án dân sinh từng là niềm khao khát của hàng vạn công dân quận Thanh Xuân trở nên hoang phế và bị “xẻ thịt”, chiều ngày 18-3, UBND quận Thanh Xuân đã tổ chức buổi họp báo để giải trình liên quan đến dự án này.

Chủ trì cuộc họp, ông Lưu Tất Thắng- Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết, tại khu vực quận Thanh Xuân có rất nhiều dự án nhưng khi đi vào triển khai gặp nhiều khó khăn nên hiện tồn tại nhiều dự án “treo”. 

Công viên hồ điều hòa Nhân Chính là một dự án hết sức cần thiết, quan trọng đối với đời sống của người dân. Tuy nhiên, dự án này cũng đang trong tình trạng bị “đóng băng” nhiều năm. Đến năm 2010, UBND quận Thanh Xuân đã thành lập Trung tâm phát triền quỹ đất nhằm quản lý dự án công viên hồ điều hòa Nhân Chính. Đồng thời UBND quận Thanh Xuân  cũng đề nghị UBND Thành phố Hà Nội cho sử dụng khu đất làm nơi vui chơi, giải trí, khai thác nhằm mục đích giữ đất.

Đến tháng 8-2013, UBND TP Hà Nội đã có có văn bản yêu cầu UBND quận Thanh Xuân tiếp tục quản lý và cho phép tổ chức các hoạt động dịch vụ trong thời gian có hạn là 12 tháng.

Về tiến độ của dự án công viên hồ điều hòa Nhân Chính, ông Thắng cho biết Sở quy hoạch kiến trúc đang tiến hành quy hoạch lại và dự kiến sẽ xong trong tháng 3-2014. “Còn việc chủ đầu tư khi nào thì khởi công và hoàn thành vào lúc nào thì tôi cũng không thể biết được”, ông Thắng nói

Tại cuộc họp báo, vấn đề được hầu hết báo chí quan tâm đó là việc trong khu đất dự án Công viên hồ điều hòa Nhân Chính tồn tại hàng loạt bãi giữ xe, sân bóng hoạt động kinh doanh tấp nập một cách trái phép? Lý giải về vấn đề này, ông Lưu Tất Thắng cho biết, việc cho các đơn vị thuê khu đất để kinh doanh dịch vụ đã được sự đồng ý của UBND TP Hà Nội qua văn bản 5589/UBND-TNMT về việc khai thác, sử dụng tạm thời các khu đất công và đất đang cho thực hiện dự án trên địa bàn quận Thanh Xuân. “Đối với các đơn vị đang hoạt động trong khu đất dự án công viên hồ điều hòa Nhân Chính khi nào có chủ trương thu hồi, các đơn vị sẽ có trách nhiệm bàn giao mặt bằng”, ông Thắng nhấn mạnh.

 Hợp đồng thuê đất được ký kết giữa Trung tâm phát triển quỹ đất Thanh Xuân với Công ty TNHH Chu Thành An thời hạn đến 2015.


Ngoài ra, một vấn đề được đặt ra đó là trong văn bản 5589 của UBND TP. Hà Nội ký ngày 5-8-2013 đã nêu rõ thời hạn sử dụng đất đối với các đơn vị hoạt động dịch vụ là 12 tháng. Nếu chiếu theo thời gian ký văn bản 5589 là ngày 5-8-2013 thì hạn chót cho các đơn vị hoạt động trên đất dự án sẽ đến ngày 5-8-2014. Như vậy, chỉ còn hơn 4 tháng nữa, các đơn vị đang kinh doanh sẽ phải “rút quân”.

Tuy nhiên, trong hợp đồng của Trung tâm phát triển quỹ đất ký với 9 đơn vị hoạt động trong đất dự án công viên hồ điều hòa Nhân Chính lại bắt đầu từ ngày 15-1-2014 và có thời hạn hoạt động là 12 tháng, tức là đến 15-1-2015 mới chấm dứt.

Khi phóng viên đặt câu hỏi về sự “chênh thời gian” so với văn bản của UBND TP Hà Nội, ông Lưu Tất Thắng – Phó chủ tịch UBND quận Thanh Xuân giải thích rằng: “Nếu hiểu theo hiệu lực văn bản 5589 ký ngày 5-8-2013 thì đến 5-8-2014 là hết thời hạn 12 tháng. Nhưng ở đây không rõ cái đó là thời hạn văn bản chỉ sử dụng đến lúc đó hay thế nào, và thực chất văn bản này hiểu thế nào cũng được”(!?).

Trước câu hỏi của các PV tại buổi họp báo về mức giá thuê mặt bằng và hạn mức thuê đối với các doanh nghiệp kinh doanh làm bãi trông giữ xe là bao nhiêu? ông Vũ Quang Trung- Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm phát triển quỹ đất không trả lời mà hẹn các PV vào một dịp khác? 

Cũng liên quan đến việc nhiều doanh nghiệp “xẻ thịt” để kinh doanh làm bãi trông giữ xe, sân bóng, garaôtô…Theo xác nhận của một lãnh đạo phường Trung Hòa, thì những doanh nghiệp này chưa được Sở GTVT và Sở VHTT&DL Hà Nội cấp phép. Bên cạnh đó, theo vị này cho biết, Công ty CPĐT ISB thuê 6.000m2 đất của Trung tâm phát triển quỹ đất làm sân bóng và Trung tâm này đã viết phiếu thu tiền của Công ty ISB. Sau khi thu tiền, Trung tâm phát triển quỹ đất đã giữ lại phiếu thu mà không giao lại cho Công ty ISB. Trong khi đó, tại buổi họp báo diễn ra vào chiều ngày 18/3, ông Lưu Tất Thắng vẫn quả quyết: “Tất cả các doanh nghiệp thuê đất đều nộp tiền vào kho bạc Nhà nước”(!?).

Thành Vinh – Thế Vinh

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top