Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 26 tháng 5 năm 2014 | 11:25

Tiếp bài “Quyết định không thể thực thi vì vướng khiếu kiện”: Người dân có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

Trao đổi về quan điểm vụ việc tranh chấp đất đai kéo dài tại phường Phú La - Hà Đông (Hà Nội), Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, nếu như các cấp chính quyền quận Hà Đông chậm trễ trong việc thi hành quyết định đúng pháp luật do chính UBND quận Hà Đông ban hành gây thiệt hại cho gia đình bà Trần Thị Bằng. Sau khi xác định được thiệt hại, gia đình bà Bằng hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật.

Tại quận Hà Đông: Quyết định không thể thực thi vì vướng khiếu kiện!


Như Kinh tế nông thôn đã đăng tải, sự việc diễn ra ở phường Phú La, quận Hà Đông (Hà Nội), sau khi TAND Tối cao tuyên hủy 2 bản án phúc thẩm, sơ thẩm liên quan đến vụ tranh chấp đất thửa số 28, tờ bản đồ số 57 tại khu Văn Phú - Phú La giữa gia đình bà Trần Thị Bằng (SN 1947) với ông Đỗ Tiến Gia (SN 1938), UBND quận Hà Đông ban hành quyết định yêu cầu trả đất cho bà Bằng. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm kể từ khi UBND quận Hà Đông ban hành quyết định thì gia đình bà Bằng vẫn mỏi mòn mong chờ pháp luật được thực thi.

Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, Luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) phân tích: Quyết định số 82/QĐ-UBND của UBND quận Hà Đông đã căn cứ cụ thể báo cáo xác minh về nguồn gốc, đăng ký quyền sử dụng đất, quá trình sử dụng, nộp thuế, các chứng cứ do các bên tranh chấp cung cấp, viện dẫn các điều luật, nghị định và văn bản liên quan. Ngoài ra vụ việc tranh chấp cũng đã từng được cơ quan tòa án xác minh, xét xử và lập luận đã xác định bà Trần Thị Bằng được quyền sử dụng thửa đất này từ ông cha để lại, đã đăng ký quyền sử dụng đất vào sổ mục kê do xã quản lý.

Căn cứ Nghị định số 30-HĐBT ngày 23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về thi hành luật đất đai 1987: Điều 4 - Người đang sử dụng đất hợp pháp là người được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; người có tên trong sổ địa chính.

Theo quy định tại Điều 38, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành luật đất đai năm 2003 bà Bằng vẫn là người đăng ký, kê khai sử dụng đất có tên trong sổ mục kê, sổ địa chính và bản đồ đo đạc từ trước đến nay mà chưa có sự thay đổi nào.

"Vậy theo quan điểm của tôi, căn cứ các quy định của Pháp luật về cơ sở pháp lý và thực tế sử dụng đất nội dung Quyết định số 82/QĐ-UBND ngày 09/01/2013 của UBND quận Hà Đông, thành phố Hà Nội là hoàn toàn có cơ sở, đúng pháp luật", luật sư Diện khẳng định.


Theo luật sư Diện, hơn nữa, hiệu lực thi hành của Quyết định số 82/QĐ-UBND ngày 09/01/2013 của UBND quận Hà Đông: Quyết định nêu trên đã được người có thẩm quyền đại diện UBND quận Hà Đông là Phó chủ tịch Nguyễn Trường Sơn ký và ban hành, trong đó có quy định thời hạn thi hành là 30 ngày kể từ ngày nhận, vậy sau 30 ngày các bên không có ý kiến thì Quyết định sẽ được coi là có hiệu lực thi hành.

Ngoài ra, Luật Khiếu nại có quy định: Điều 9 - Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính.

Như vậy Quyết định số 82/QĐ-UBND của UBND quận Hà Đông đã được ban hành ngày 09/01/2013. Nhưng đến tận ngày 15/5/2013 gia đình ông Đỗ Tiến Gia mới cho đại diện là con rể Nguyễn Văn Phú gửi đơn khiếu nại và thời hạn gửi đơn đã vượt quá quy định của Quyết định là quá 90 ngày, theo chúng tôi cơ quan có thẩm quyền có thể từ chối nhận đơn trong trường hợp này.

Hơn nữa, việc con rể ông Đỗ Tiến Gia tham gia vụ việc, gửi đơn khiếu nại đến UBND thành phố Hà Nội với tư cách đại diện thì cần xem xét đại diện theo diện nào? Có đủ tư cách đại diện hay không?. Đối với quyền sử dụng 103,1m2 đất đang tranh chấp, đã được UBND quận Hà Đông xác định rõ ràng bởi Quyết định nêu trên thuộc quyền sử dụng của gia đình bà Bằng và buộc ông Gia có trách nhiệm trả lại toàn bộ thửa đất số 28, diện tích 103,1m2, tờ bản đồ số 57, bản đồ đo đạc năm 1998 cho bà Bằng quản lý sử dụng.

"Nghĩa là Quyết định đã phủ nhận quyền sử dụng thửa đất đó đối với gia đình ông Đỗ Tiến Gia. Vậy đây không phải đối tượng là tài sản, di sản thừa kế của ông Gia để lại cho những người thuộc hàng thừa kế của ông Gia nữa cho nên họ không có quyền phân chia di sản thừa kế trong trường hợp này", luật sư Diện phân tích.

Sau khi xác định Quyết định số 82/QĐ-UBND của UBND quận Hà Đông đã được ban hành ngày 09/01/2013 đã có hiệu lực thi hành, bà Trần Thị Bằng hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ban hành Quyết định trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc quận Hà Đông tiến hành thu hồi, cưỡng chế thu hồi (nếu cần) để giao lại cho bà quản lý sử dụng theo nội dung Quyết định nêu trên.

Trong trường hợp này, sau khi xem xét đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn Phú nếu biết rõ đã quá thời hiệu của việc giải quyết khiếu nại UBND phường Phú La phải từ chối nhận đơn và giải thích rõ cho người khiếu nại biết rõ lý do, và cơ quan tiếp nhận đơn và giải quyết khiếu nại là UBND thành phố chứ không khải UBND phường Phú La theo quyết định nêu trên.

"Trên cơ sở các cơ quan chuyên môn đã tham mưu và UBND quận Hà Đông đã giải quyết tranh chấp đối với vụ việc này là hoàn toàn đúng quy định của pháp luật, cần có quyết định sớm để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình bà Bằng, giải thích pháp luật cho ông Nguyễn Văn Phú để ông Phú hiểu chấp hành, tránh việc gây cản trở quyền sử dụng đất hợp pháp của công dân và việc khiếu kiện kéo dài.

"Nếu như các cấp chính quyền quận Hà Đông chậm trễ trong việc thi hành quyết định đúng pháp luật do chính UBND quận Hà Đông ban hành gây thiệt hại cho gia đình bà Trần Thị Bằng. Sau khi xác định được thiệt hại, gia đình bà Bằng hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường theo quy định pháp luật", luật sư Diện khẳng định.

Thành Vinh

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top