Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 4 tháng 7 năm 2013 | 10:35

Tiếp bài “Tập đoàn Viettel: Hành xử kiểu… bề trên!”: Các doanh nghiệp xã hội hóa bị o ép như thế nào?

KTNT- Như Báo Kinh tế nông thôn đã phản ánh, khi tiếp nhận EVN Telecom, Viettel đã rất hăng hái tiếp nhận hệ thống, trang thiết bị trị giá hàng triệu USD, tuy nhiên, việc thực hiện nghĩa vụ đối với các đối tác của EVN Telecom thì Viettel lại “lừng khừng”.>> Tập đoàn Viettel: Hành xử kiểu... "bề trên"?Theo đơn phản ánh của 05/8 doanh nghiệp gửi đến Báo Kinh tế nông thôn, việc Viettel đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và chèn ép các doanh nghiệp (DN) đã khiến họ có đơn kêu cứu lên Thủ tướng và các Bộ, ngành liên quan. Những tưởng, sau khi các cơ quan ban, ngành có công văn chỉ đạo Tập đoàn Viettel và các đơn vị có liên quan kiểm tra, giải quyết thì "vướng mắc" giữa 8 DN với Viettel sẽ được tháo gỡ. Tuy nhiên, hiện Viettel vẫn đang nợ tiền các DN và cách hành xử của Viettel cũng khiến các DN thêm bức xúc, đẩy họ đến chỗ phá sản hàng loạt. Điều lạ lùng là, trong cuộc họp với 08 DN, Viettel đã không cho lập biên bản làm việc, không cho các DN đưa chuyên viên hay luật sư của mình n

Đơn kêu cứu của các doanh nghiệp.


Trong cuộc họp, ông Vĩnh cho biết, Viettel thực hiện đúng theo Quyết định 2151/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ có nghĩa là Viettel chỉ có trách nhiệm tiếp nhận những tài sản của EVN Telecom chứ không chịu trách nhiệm tiếp nhận các tài sản của các đơn vị xã hội hóa (XHH), những đơn vị  đối tác đã ký hợp đồng khung hợp tác với EVN từ trước.

Hơn nữa, Ông Vĩnh khẳng định, sau khi xây dựng xong các trạm BTS, thì hợp đồng khung giữa EVN và các đơn vị XHH là không còn giá trị nữa và ông khẳng định điều ông nói là đúng luật? Cứ như lời Vĩnh nói thì phải chăng các cơ sở hạ tầng và thiết bị của các đơn vị DN đã giúp EVN xây dựng và phát triển mạng lưới kinh doanh và thương hiệu, nay trở thành đơn vị tách rời, không được bảo vệ quyền lợi chính đáng?

Tại cuộc họp, Đại tá Hoàng Công Vĩnh tiếp tục khẳng định rằng việc Viettel đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn và thông báo thanh lý hợp đồng trước 03 tháng với các đơn vị XHH là đúng luật. Vì Viettel cho rằng hiện nay các vị trí trạm viễn thông của các đơn vị XHH không còn phù hợp để phát sóng? Viettel  đã xây dựng và đặt các trạm viễn thông trùng vị trí hoặc gần các địa điểm đã có các trạm BTS của các đơn vị XHH xây dựng cho EVN trước khi sáp nhập. Viettel còn đe doạ sẽ yêu cầu các đơn vị XHH bồi thường cho Viettel khi các đơn vị XHH không đồng ý thanh lý hợp đồng theo yêu cầu của Viettel, vì doanh thu trung bình mỗi trạm BTS của Viettel hiện nay là 83 triệu đồng/tháng. Một mặt, Viettel đưa ra doanh thu lớn của mình nhưng mặt khác lại không thừa nhận hiệu quả các trạm BTS của các đơn vị XHH.

Mặc dù các đơn vị XHH yêu cầu Viettel tổ chức thanh lý hợp đồng và bồi thường hợp đồng đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong cuộc họp ngày 13/3, ông Vĩnh quy trách nhiệm cho các đơn vị XHH là đã ký hợp đồng với EVN mà không đề cập đến điều khoản thanh lý hợp đồng, huỷ trạm…và các quy định của nhà nước khi có sự thay đổi. Ông Vĩnh khẳng định, Tập đoàn Viettel sẽ tổ chức thanh lý hợp đồng với các đơn vị XHH và thanh toán mọi công nợ đến ngày 31/12/2012. Còn việc các đơn vị XHH đã ký hợp đồng với EVN đến năm 2015, 2016 (và cam kết cho thuê 10 năm đến năm 2020, 2021), các đơn vị XHH đã thanh toán tiền mặt bằng cho các hộ dân đến hết năm 2013 hoặc tại một số điểm đã phải thanh toán đến hết năm 2014, thì Viettel không chịu trách nhiệm bồi thường và các đơn vị XHH phải tự chịu rủi ro và thiệt hại đó.

Trong cuộc họp, Đại tá Hoàng Công Vĩnh còn có lời lẽ đe doạ các đơn vị XHH: “Nếu Viettel không tiếp nhận EVN Telecom, thì sẽ có 01 Vinashin thứ 3”. Đến cuối cuộc họp, Đại tá Vĩnh kết luận: Viettel không công nhận hợp đồng đã ký giữa EVN và các đơn vị XHH. Sẽ tổ chức phạt các đơn vị XHH khi các DN không đồng ý ký thanh lý hợp đồng và không cho tháo dỡ thiết bị. Viettel sẽ cưỡng chế nhà dân, thu hồi thiết bị và gửi văn bản cho các công ty XHH để làm cơ sở pháp lý với nhà dân…

Nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho các DN xã hội hóa, đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc thanh kiểm tra, làm rõ vụ việc nêu trên. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc./.

Hải Ninh

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top