Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 16 tháng 10 năm 2016 | 9:45

Tiếp bài “Vụ việc cán bộ lâm nghiệp bị hành hung có nguy cơ bị chìm xuồng”: UBND tỉnh Đắk Nông vào cuộc

KTNT - Báo Kinh tế nông thôn có bài: “Vụ việc cán bộ lâm nghiệp bị hành hung có nguy cơ bị chìm xuồng”, phản ánh việc ông Phạm Xuân Ngọc, cán bộ kiểm lâm thuộc Phòng Quản lý và Bảo vệ rừng, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Nung (Đắk Nông) bị nhóm đối tượng hành hung gây thương tật 15% sức khỏe. Dù nắm rất rõ vụ việc nhưng Cơ quan điều tra Công an huyện Krông Nô đã “ngâm” vụ án đến hơn nửa năm khiến người bị hại bất bình, gửi đơn nhiều lần lên các cơ quan chức năng nhưng đến nay sự việc vẫn trong im lặng.

>> Vụ việc cán bộ lâm nghiệp bị hành hung có nguy cơ bị chìm xuồng

Giám định thương tật, anh Ngọc bị mất 15% sức khỏe nhưng đến nay đã gần 2 tháng sự việc vẫn “giậm chân tại chỗ”.

Người bị hại tiếp tục kêu cứu

Nhận thấy Cơ quan điều tra Công an huyện Krông Nô “có vấn đề” trong việc xử lý vụ việc, ngày 26/9, ông Phạm Xuân Ngọc gửi đơn tố cáo Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Krông Nô về hành vi chậm ra quyết định khởi tố hình sự đối với những đối tượng hành hung ông về tội Cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự; không ghi rõ khởi tố vụ án theo khoản nào của Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009, cũng như chưa xác định đầy đủ các tội danh cần khởi tố.

Cụ thể: Một là, việc ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Krông Nô là chậm trễ. Bởi, Điều 103 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định:

 “[…] 2. Trong thời hạn hai mươi ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá hai tháng”.

Bên cạnh đó, Thông tư liên tịch số 06/2013/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN-PTNT-VKSNDTC quy định hướng dẫn như sau: “Điều 13. Thông báo kết quả tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố. Trong thời hạn 12 ngày làm việc sau khi kết thúc việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố, các cơ quan, đơn vị tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã cung cấp thông tin hoặc kiến nghị khởi tố biết kết quả giải quyết vụ việc hoặc đã chuyển tin, vụ việc đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết”.

Như vậy, “muộn nhất là 31/5/2016, Công an huyện Krông Nô phải ra quyết định khởi tố. Tuy nhiên, sau hơn 4 tháng kể từ ngày tôi gửi tin báo tố giác tội phạm, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Krông Nô mới ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, tức là chậm trễ hơn 2 tháng theo luật định”, ông Ngọc cho biết.

Hai là, Công an huyện Krông Nô chưa xác định rõ sẽ khởi tố vụ án hình sự về khoản nào của Điều 104 Bộ luật Hình sự “Tội cố ý gây thương tích”.

“Rõ ràng, hành vi của nhóm đối tượng này thuộc Khoản 2, Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Bởi vì mức thương tật gây ra cho tôi là 15%, mục đích họ gây thương tích cho tôi là để cản trở tôi thi hành công vụ. Vào thời điểm bị đánh, tôi đang làm công tác tuần tra, kiểm soát tại tiểu khu 1294 (thuộc địa phận hành chính xã Nam Nung, huyện Krông Nô, Đắk Nông). Việc họ cố ý gây thương tích cho tôi nhằm mục đích cản trở việc thực hiện công vụ của tôi và đưa số gỗ họ đã khai thác trái phép ra khỏi khu vực cửa rừng. Tuy nhiên, trong Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 40/QĐKTVA lại không đề cập khởi tố vụ án này theo khoản nào của Điều 104 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 mà chỉ quy định chung chung là về tội Cố ý gây thương tích. Như vậy là không thỏa đáng”, ông Ngọc nói.

Ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Nông có Công văn số 548/CV-BTCD chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định và “báo cáo kết quả giải quyết về UBND tỉnh và thông báo cho Ban Tiếp công dân tỉnh biết trước ngày 30/10/2016”.

Có bỏ lọt tội danh?

Trước “sức ép” của dư luận, ngày 08/08/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Krông Nô thông báo đến người bị hại rằng: “Sau quá trình tiến hành điều tra, xác minh, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Krông Nô đã có đủ cơ sở xác minh sự việc anh Phạm Xuân Ngọc bị đối tượng Nguyễn Đăng Đoàn đánh gây thương tích vào tối 23/03/2016 đã cấu thành tội “Cố ý gây thương tích””. Trên cơ sở đó, ngày 08/08/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Krông Nô ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 40/QĐKTVA đối với vụ án “cố ý gây thương tích” để tiến hành điều tra.

Song căn cứ vào các chứng cứ và tư liệu có được, ông Ngọc nhận thấy việc làm này của Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Krông Nô là chưa thỏa đáng, bởi có yếu tố “bỏ sót tội danh”. “Hành vi của nhóm đối tượng này có đầy đủ các yếu tố cấu thành Tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại điều 257 Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Tuy nhiên, trong quyết định khởi tố lại không hề đề cập đến tội danh này”, ông Ngọc bức xúc.

Do đó, ông Ngọc tiếp tục gửi đơn khiếu nại lên các cơ quan chức năng cấp tỉnh. Ngày 04/10, Ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Nông có Công văn số 548/CV-BTCD chỉ đạo giải quyết theo đúng quy định và “báo cáo kết quả giải quyết về UBND tỉnh và thông báo cho Ban Tiếp công dân tỉnh biết trước ngày 30/10/2016”.

Chia sẻ với chúng tôi qua điện thoại, ông Vũ Văn Khanh, Trưởng công an huyện Krông Nô, cho biết: “Đã khởi tố và chuyển sang Viện Kiểm sát, Viện sẽ chuyển sang Tòa xử”.

Khi chúng tôi hỏi về việc đơn thư ông Ngọc phản ánh cơ quan điều tra huyện bỏ sót tội danh?, bà Nguyễn Thị Thọ, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Krông Nô, cho hay: “Đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can hôm 22/9 vừa rồi, cụ thể hơn thì các anh liên hệ cơ quan điều tra làm rõ”.

Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục cung cấp thông tin đến bạn đọc.

Nhất Nam

 

Mọi thông tin bạn đọc khiếu nại, phản ánh, xin liên hệ Báo Kinh tế nông thôn, 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Đường dây nóng: 0913516232. E-mail: [email protected].

 

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top