Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 12 tháng 5 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 27 tháng 4 năm 2014 | 11:15

Tiếp bài Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: Đã gây hậu quả lại còn lờ trách nhiệm?

Trước vụ việc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chẩn đoán, điều trị sai khiến sản phụ hỏng thai, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu các cá nhân, đơn vị liên quan kiểm tra và giải quyết cho thỏa đáng. Thế nhưng, trường ĐHYHN (cơ quan chủ quản) lại phớt lờ trách nhiệm. Bệnh viện ĐHY HN báo cáo thẳng lên Bộ Y tế với nội dung tương tự trả lời với bệnh nhân và cơ quan ngôn luận khiến cho sự việc đi vào ngõ cụt.


Như báo KTNT đã thông tin tại bài trước, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội chẩn đoán nhầm bệnh và hướng dẫn bệnh nhân Nguyễn Lan Hương (38 tuổi, trú tại 65 Quán Thánh, phường Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội) uống thuốc “bừa” dẫn đến nguyên nhân sản phụ bị hỏng thai.

Không đồng ý với cách giải quyết trong Biên bản họp hội đồng chuyên môn do Bệnh viện Đại học Y thành lập, nạn nhân Hương đã có Đơn khiếu nại gửi Bộ Y tế, khẩn thiết mong Bộ thành lập Hội đồng chuyên môn giám định, xác minh lại vụ việc.

Ngày 10/12/2013, Thanh tra Bộ Y tế nhận được Đơn của chị Nguyễn Thị Lan  Hương khiếu nại về 2 Quyết định 243/QĐ-GQTC và 244/QĐ-GQTC trả lời khiếu nại, tố cáo của nạn nhân.

Sau đó, Thanh tra bộ cũng đã có Phiếu chuyển đơn số 992/GQĐ-TTrB.P2 đến Hiệu trưởng trường Đại học Y và Công văn số 50/BYT-VPB1 đề nghị trường Đại học Y kiểm tra thông tin và đề xuất và yêu cầu Trường ĐHY HN giải pháp giải quyết của chị Hương.


Phúc đáp lại công văn của Bộ, Trường ĐHY Hà Nội gửi công văn trả lời số 71/BVĐHYHN-TCHC với nhiều nội dung phản ánh không được trả lời như: ảnh hưởng của việc nạn nhân được cho uống kháng sinh trong vòng một tháng, chỉ định xét nghiệm bừa bãi, tự ý ghi thêm triệu chứng đái buốt và đau tức hạ vị vào hồ sơ bệnh án…

Trước đó trong QĐ 243 trả lời cho nạn nhân, bệnh viện đã thừa nhận bác sĩ tự ý ghi thêm triệu chứng đái máu và đau tức hạ vị.

Nhưng trong CV71 trả lời Bộ Y tế vẫn có nội dung:“Ngày 12/6/2013, bệnh nhân Hương tới khám bệnh tại phòng G20 (BS. Đỗ Xuân Mạnh khám bệnh ngày hôm đó) vì lý do đái máu, đái buốt”. Và: “Ngày 01/7/2013, bệnh nhân đến khám lần 3, bệnh nhân nói vẫn còn đái máu và đau tức hạ vị, nghĩ tới tổn thương trong bàng quang chưa rõ ràng nên BS. Mạnh đã cho làm xét nghiệm cấy nước tiểu”. 

Người đời có câu nói: “Càng lên cao, càng được nghe báo cáo “láo” “ dường như có vẻ hợp lý trong trường hợp này.!!?? Cụ thể theo lời nạn nhân Hương  cho biết:  Các bác sĩ cho làm xét nghiệm nước tiểu và chụp cắt lớp đồng thời một lúc”. Thế nhưng trong CV71 lại ghi: “Sau 5 ngày điều trị (ngày 25 tháng 6 năm 2013), bệnh nhân tái khám. BS. Mạnh cho bệnh nhân làm lại xét nghiệm nước tiểu nhưng vẫn thấy có nhiều hồng cầu trong nước tiểu nên BS. Mạnh chỉ định cho bệnh nhân chụp Cắt lớp vi tính ổ bụng”(?)

Với cung cách làm việc đã tắc trách gây hậu quả nghiêm trọng, ko chỉ tổn hại đến sức khỏe, mà còn dẫn đến lại còn mang lại cho gia đình nạn nhân nỗi đau về tinh thần ko gì bù đắp được. Ấy vậy mà ĐHY HN lại còn dùng “chiêu” trả lời cho nạn nhân một đằng, báo cáo Bộ một nẻo. Khiến cho sự việc rơi vào mớ “Bùng nhùng”, Bộ Y tế thì nhận được báo cáo “láo”? còn gia đình nạn nhân với nỗi đau mất con nay lại còn chính đơn vị gây nên nỗi đau đó “đâm sau lưng” bức xúc lại chồng bức xúc.

Điều đáng nói ở đây đã có công văn của Bộ Y tế gửi xuống, nhưng thực tế cho thấy, Trường ĐHY HN không hề có động thái “sửa sai” những lỗi lầm của mình gây đối với phía gia đình nạn nhân.

Ngành Y tế trong thời gian gần đây đã “vô tình” hay “hữu ý” tạo nên những “vụ Scaldan” gây chấn động trong xã hội, báo chí đã tốn rất nhiều giấy mực phản ánh về những việc tương tự như trên. Tuy nhiên với cung cách làm việc tắc trách, và cách xử lý những “hậu quả” của những việc làm tắc trách như ĐHY Hà Nội thì không biết đến bao giờ ngành Y tế nói chung và Bệnh viên ĐHY HN mới  “lớn” được.

Quay lại việc của gia đình chị Nguyễn Thị Lan Hương, dư luận đặt câu hỏi trách nhiệm của ông Nguyễn Đức Hinh, hiệu trưởng trường ĐHY và trường ĐHY ở đâu trong vụ việc này khi không giải quyết yêu cầu từ Thanh tra Bộ Y tế, để mặc cho bệnh viện ĐHY đưa vụ việc vào ngõ cụt.

Và liệu rằng Bộ Y tế có vào cuộc một cách quyết liệt? Có “dám” thành lập hội đồng chuyên môn đánh giá lại toàn bộ sự việc một cách công tâm, minh bạch, củng cố lòng tin cho dân chúng về thực trang y đức cũng như chuyên môn của một bộ phận y, bác sĩ” như mong mỏi trong Đơn khiếu nại gửi Bộ trưởn Bộ Y tế ngày 16/01/2014 của nạn nhân Hương.?

Âu cũng là việc cấp bách phải giải quyết, thiết nghĩ Bộ Y tế và Trường ĐHY HN nên có động thái xử lý vụ việc cho dứt điểm, một lần thôi để trả lại môi trường y tế với đúng nghĩa của nó./.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên

Vinh Bá

KTNT
Ý kiến bạn đọc
Top