Nuôi tôm trên cát được xem là bước tiến mới của ngành nông nghiệp Hà Tĩnh. Thế nhưng, mặt trái của nó đang khiến người dân hai thôn Bắc Hòa, Phú Hòa, xã Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) khá bức xúc.
>> Hà Tĩnh: Nuôi tôm trên cát, biển thành bãi rác!
Ông Hùng, một người dân địa phương lắc đầu ngao ngán cho biết: "Chúng tôi chỉ là người làm nông, vốn liếng chẳng có bao nhiêu nên không đủ điều kiện nuôi tôm. Họ bảo giao đất thì chúng tôi giao. Giờ họ làm mà không chú ý đến bảo vệ môi trường nên chúng tôi lo lắm. Mình già rồi không sao, nhưng đến đời con cháu nguồn nước bẩn hết làm sao mà sống?”.
“Chẳng có ai dám đặt chân xuống đó cả, bởi vì chỉ cần lội qua là ngứa. Những nơi như thế muốn bắt con tôm con cá gần bờ cũng khó”, bà Hường, một người dân xã Phú Hòa bức xúc.
Nước thải khô cạn dày thành lớp, bốc mùi hôi thối.
Bình quân các hộ nuôi tôm ở đây có 3 - 4 hồ, như hộ ông Ngô ở Hợp tác xã nuôi tôm thủy hải sản Bắc Hòa thả tôm với mật độ cao (160 con/m2). Tổng diện tích nuôi tôm toàn xã là 53ha, lượng thức ăn tổng hợp, cám đổ xuống hồ tôm mỗi ngày phải trên chục tấn, chưa kể các loại thuốc phòng trừ dịch, bệnh tất cả lại ra hồ lắng, theo dòng chảy thẳng ra biển.
Đường ống hở nước thải chảy khắp nơi, khiến cuộc sống người dân bị đảo lộn.
Khi được hỏi về vấn đề môi trường tại các hồ nuôi tôm trên cát, ông Trần Bá Tý, Chủ tịch UBND xã Cẩm Hòa, cho biết: "Vấn đề ô nhiễm, khu nuôi tôm bốc mùi hôi thối, rừng phòng hộ ngày càng hẹp, tình trạng cây thiếu nước ngọt chết hàng loạt như dân phản ánh là có. Nhưng mức độ ô nhiễm như thế nào thì cần phải có các cơ quan ban ngành về kiểm tra, đo đạc mới biết chính xác".
Nước thải sinh hoạt và nước hồ tôm ô nhiễm đều chảy ra biển.
Cũng theo ông Tý, tất cả những vấn đề trên đều được đề cập đến trong các cuộc họp tiếp xúc cử tri nhưng “cấp xã không đủ thẩm quyền để giải quyết, chúng tôi cũng đã đề nghị lên cấp trên, họ “hứa” sẽ vào cuộc. Còn vấn đề môi trường trở nên đáng lo ngại là do các hộ nuôi tôm phát triển quá “nóng”. Các công đoạn như làm bể lắng, lắp đường ống, đào giếng ngầm đáng lẽ phải đúng quy hoạch, đúng kỹ thuật, phải đi từng bước theo hướng dẫn, đằng này cứ mạnh ai nấy làm nên bây giờ mới khó gỡ. Hơn ai hết, chúng tôi cũng là người dân ở đây, quyền lợi của người dân cũng là quyền lợi của chúng tôi. Đây hoàn toàn không đơn giản là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề an sinh xã hội. Nếu an sinh xã hội không tốt thì có thể ảnh hưởng tới những nhiệm vụ chính trị khác”, ông Tý thẳng thắn trao đổi.
Tình trạng ô nhiễm ngày càng nặng.
Khi phóng viên hỏi thời gian chính quyền cấp trên “hứa” giải quyết là bao lâu thì ông Tý lắc đầu không biết.
Nhóm PV điều tra
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.