Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 14 tháng 1 năm 2014 | 3:6

Tiếp bài "Không chịu trả tiền, DN muốn có đường đi": Tỉnh Hà Nam mời Công ty Đại Xuân đối thoại

Như Kinh tế nông thôn đã phản ánh, để có đường cho xe ô tô vào mỏ đá chở nguyên liệu về nhà máy, Công ty CP Xi măng Thanh Liêm đã ký hợp đồng thuê Công ty TNHH Đại Xuân (đều có trụ sở tại thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, Thanh Liêm, Hà Nam) thi công đoạn đường trên.

Hà Nam: Không chịu trả tiền, DN muốn có đường đi


Sau khi thi công xong đường, cùng lúc Công ty xi măng Thanh Liêm bị ngân hàng kiện ra Toà và buộc phải bán đấu giá tài sản... Công ty cổ phần Xi măng Thành Thắng trúng đấu giá, đáng lý để có đường đi vào mỏ, Cty Thành Thắng phải thoả thuận với Cty Đại Xuân để xin nhượng lại đường đi. Tuy nhiên, Công ty Thành Thắng đã không làm điều đó...

Sau khi báo phản ánh, ngày 13/1/2014, UBND huyện Thanh Liêm có giấy mời Công ty Đại Xuân ngày 15/1/2014 đến làm việc cùng với các Sở, ban, ngành UBND tỉnh và huyện Thanh Liêm nhằm giải quyết vụ việc.

Trước đấy, trong đơn gửi Báo Kinh tế nông thôn, đại diện Cty Đại Xuân cho biết: Ngày 25/11/2008, Công ty có ký Hợp đồng kinh tế số 25/2008/HĐKT/XMTL với Cty Thanh Liêm để “thi công mở tuyến đường lên mỏ và công khoan, chế biến, vận chuyển đá” với giá trị hợp đồng là: 1,6 tỷ đồng. Để thi công đoạn đường này, Cty Đại Xuân phải khai thác, vận chuyển 8.000 tấn đá nguyên liệu trong tháng 9/2011. Ngoài ra, Cty Đại Xuân còn cung cấp vật liệu, chế biến, vận chuyển đá vôi vào nhà máy cho Công ty cổ phần Xi măng Thanh Liêm với giá trị hợp đồng là 4,2 tỷ đồng.

Đến nay, sau nhiều lần yêu cầu, phía Cty Thanh Liêm vẫn chưa thực hiện việc nghiệm thu, bàn giao theo đúng thỏa thuận với Cty Đại Xuân. Vì vậy, toàn bộ hạng mục, công việc trên kèm với tài sản thiết bị vẫn thuộc trách nhiệm quản lý và sở hữu của Cty Đại Xuân.

Được biết, do vi phạm hợp đồng tín dụng, Công ty cổ phần Xi măng Thanh Liêm đã bị Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Việt Nam - Chi nhánh Thăng Long (Hà Nội) kiện ra Toà. Tòa án đã ra quyết định buộc Cty Thanh Liêm phải có nghĩa vụ thanh toán cho Ngân hàng, đồng thời cơ quan thi hành án tiến hành phát mại bán đấu giá tài sản của Cty Thanh Liêm là Nhà máy xi măng tại thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm để thu hồi nợ cho ngân hàng.

Giấy mời của UBND huyện Thanh Liêm.


Đơn vị trúng đấu giá là Công ty CP Thành Thắng (trụ sở tại Gia Viễn, Ninh Bình) đã thành lập pháp nhân mới là Công ty cổ phần Xi măng Thành Thắng để quản lý, vận hành sản xuất nhà máy trên. Ngày 04/1/2014, Công ty Xi măng Thành Thắng tự ý đưa máy móc qua đoạn đường từ đường 495B vào khu mỏ T36 (hiện do Công ty TNHH Đại Xuân quản lý) và cho rằng cơ quan có thẩm quyền tỉnh Hà Nam đã giao cho Công ty CP Xi măng Thành Thắng.

Công ty Đại Xuân rõ ràng không đồng ý việc này, vì toàn bộ đoạn đường nối từ đường 495B đến mỏ T36 và khu mỏ hiện nay thuộc quyền quản lý của Cty Đại Xuân. Cty Đại Xuân cũng chưa bàn giao, nghiệm thu, quyết toán...

Mặc dù chưa thoả thuận, bàn bạc, nghiệm thu nhưng ngày 4/01/2014, Cty Thành Thắng ngang nhiên yêu cầu Cty Đại Xuân di dời máy móc để độc chiếm con đường. Ngày 6/01/2014, Cty Thành Thắng huy động thêm một số người "lạ" để gây sức ép buộc Cty Đại Xuân phải di dời.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Luật sư Nguyễn Văn Kiệm, Văn phòng Luật sư Phạm Sơn (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), cho rằng: "Về mặt pháp lý, toàn bộ con đường trên vẫn thuộc quyền quản lý của Cty Đại Xuân. Cty Thành Thắng muốn sử dụng con đường phải thoả thuận, thương lượng với Cty Đại Xuân. Cơ quan có thẩm quyền của tỉnh Hà Nam cần tổ chức một buổi làm việc giữa các bên có liên quan để làm rõ quyền và nghĩa vụ của các bên đối với vụ việc trên tinh thần thương lượng, đàm phán, hòa giải, tìm biện pháp tháo gỡ, giải quyết, tránh gây thiệt hại cho các bên. Đồng thời, để ngăn chặn tình trạng mất an ninh trật tự, sự mâu thuẫn, xô xát giữa các bên có thể xảy ra, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh cần có biện pháp giữ nguyên hiện trạng cho đến khi vụ việc được giải quyết xong, đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên theo đúng quy định của pháp luật".

Hải Ninh

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top