Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 26 tháng 8 năm 2014 | 12:29

Tiếp bài "Sở GĐ&ĐT Hà Nội “chống lệnh” Bộ Tài chính?": Lựa chọn theo cảm tính!

KTNT - Trả lời phóng viên về cơ sở để đánh giá năng lực của các công ty bảo hiểm, đại diện Sở GD&ĐT Hà Nội, cho rằng, tiêu chí là xem các công ty có từng bị tỳ vết gì qua dư luận hay không để lựa chọn. 
Phản biện lại quan điểm trên, nhiều bạn đọc gửi ý kiến đến Báo Kinh tế nông thôn cho biết, Sở GD&ĐT đã không xem xét kĩ hồ sơ năng lực các đơn vị mà lựa chọn theo cảm tính, đồng nghĩa “bắt tay” với doanh nghiệp bảo hiểm, vi phạm pháp luật.
Liên quan đến sự việc, ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Công tác HSSV (Sở GD&ĐT Hà Nội), người trực tiếp ký công văn chỉ định Phòng GD&ĐT các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác bảo hiểm học sinh năm học 2014 – 2015 theo sự “hướng dẫn” của Sở, cho biết, các công ty bảo hiểm đã đến liên hệ trực tiếp với Sở để được triển khai bảo hiểm học sinh. Việc làm này là hết sức nhân văn, thế nên khi các công ty bảo hiểm lên đây, chúng tôi xem xét công ty có đủ năng lực, uy tín không thì mới cho tiếp cận. 

Theo ông Tuấn, tính đến ngày 23/7, có 5 công ty bảo hiểm là Bảo Việt Hà Nội, PJI Hà Nội, Bảo Minh Thăng Long, Bảo Minh Hà Nội và Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội trực tiếp đến Sở để xin phép được triển khai bảo hiểm học sinh. 

Văn bản Sở GĐ&ĐT gửi các đơn vị trực thuộc về việc mua bảo hiểm.

“Trong công văn tôi ghi rõ là tính đến thời điểm hiện tại (ngày 23/7/2014) mới có 5 công ty nên trong công văn ghi là 5. Sau đó, nếu các công ty khác đến Sở để đề nghị phối hợp, tôi kiểm tra đủ điều kiện thì cho họ vào. Như mới đây đã có 3 công ty được vào là Công ty Bưu điện Hà Nội; Công ty Mic Thăng Long; Công ty Xuân Thành. Quan điểm của lãnh đạo Sở chỉ đạo là không làm khó dễ gì cho các doanh nghiệp bảo hiểm”, ông Tuấn cho hay.

Cũng trong buổi làm việc, ông Tuấn thừa nhận lời lẽ trong công văn chưa được chặt chẽ nên khiến người khác hiểu nhầm. “Khi ra công văn khiến nhiều người hiểm nhầm thì sẽ khắc phục thế nào?”, trả lời câu hỏi này của phóng viên, ông Tuấn cho rằng, việc này sẽ báo cáo lãnh đạo Sở để xin ý kiến chỉ đạo!.

Trước câu hỏi của phóng viên về việc Sở GD&ĐT Hà Nội dựa vào cơ sở nào để đánh giá năng lực của các công ty bảo hiểm? ông Tuấn ậm ừ: “Thì Sở xem các công ty này có từng bị tỳ vết gì qua dư luận hay không?”. “Sau khi tìm hiểu, thấy 5 công ty này không “vướng” gì nên sở đã lựa chọn”(?!).

Luật sư Vi Văn Diện, Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh.

Quan điểm về vụ việc, Luật sư Vi Văn Diện, Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh, cho rằng, việc Sở GD&ĐT Hà Nội ban hành Công văn số 7198 ngày 23/7 do Trưởng phòng HSSV ký gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc đã vi phạm quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Cạnh tranh. Cụ thể, tại Điều 6, Luật Cạnh tranh ghi rõ: Cơ quan quản lý nhà nước không được thực hiện những hành vi sau đây để cản trở cạnh tranh trên thị trường:

1. Buộc doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ với doanh nghiệp được cơ quan này chỉ định, trừ hàng hoá, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;

2. Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;

3. Ép buộc các hiệp hội ngành nghề hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm loại trừ, hạn chế, cản trở các doanh nghiệp khác cạnh tranh trên thị trường;

4. Các hành vi khác cản trở hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp.

Trong khi đó, tại Điều 38, Thông tư 124 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 45/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm như sau:

1. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật đến quyền lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài của bên mua bảo hiểm.

2. Không được dùng ảnh hưởng của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để yêu cầu, ngăn cản hoặc ép buộc đơn vị cấp dưới hoặc những người có liên quan phải tham gia bảo hiểm tại một doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài dưới mọi hình thức.

3. Nghiêm cấm việc doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tranh thủ uy tín, ảnh hưởng và chỉ đạo dưới mọi hình thức của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào để cung cấp dịch vụ bảo hiểm, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của bên mua bảo hiểm.

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc!

Thành Vinh  - Lê Hoàng

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Bài 2: Sẽ cưỡng chế phần công trình vi phạm tại Sông Ba Farmstay

    Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.

  • Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo chấn chỉnh việc nạo vét lòng hồ Khe Trầu

    Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.

  • Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Huyện Nông Cống yêu cầu dừng nuôi lợn tại trang trại tổng hợp ở xã Thăng Bình

    Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.

Top